NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM EXCEL VÀO QUẢN LÝ, THEO DÕI THUỐC VÀ VẬT TƯ Y TẾ TẠI BỆNH XÁ TRẠI TẠM GIAM CÔNG AN TỈNH NAM ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm excel vào quản lý, theo dõi thuốc và vật tư y tế tại bệnh xá Trại tạm giam Công an tỉnh Nam Định năm 2021-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu là mô tả, can thiệp có đối chứng tại Bệnh xá Trại tạm giam Công an tỉnh Nam Định. Đối tượng nghiên cứu là cán bộ y tế tham gia quản lý thuốc và vật tư y tế, cán bộ chiến sĩ, can phạm nhân và hồ sơ, sổ sách, chứng từ và ứng dụng phần mềm Excel vào quản lý thuốc và vật tư y tế. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ số hiệu quả khi áp dụng quản lý thuốc và vật tư y tế bằng Excel, đối với sổ sách là 40%, đối với phiếu nhập kho thuốc là 70%, đối với phiếu nhập kho vật tư y tế là 75%, đối với phiếu xuất kho thuốc là 90%, đối với phiếu xuất kho vật tư y tế là 95%, đối với phiếu biên bản kiểm tồn là 50%, đối với phiếu dự trù thuốc hàng tháng là 75%, đối với phiếu tổng hợp thuốc hàng ngày là 100%. Việc ứng dụng phần mềm Excel trong quản lý và theo dõi thuốc và vật tư y tế tại Bệnh xá Trại tạm giam Công an tỉnh Nam Định đã mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động quản lý như tăng tính chính xác và đầy đủ của thông tin, đồng thời giúp cho việc quản lý và theo dõi được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Công tác báo cáo và đánh giá kết quả cũng được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ hơn. Kết luận: Phần mềm Excel đã giúp tăng tính chính xác và đầy đủ của thông tin, giúp cho việc quản lý và theo dõi thuốc và vật tư y tế được thực hiện một cách hiệu quả hơn, đồng thời giúp cho công tác lưu trữ số liệu, báo cáo và đánh giá kết quả được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ứng dụng, Excel, quản lý, theo dõi, thuốc và vật tư y tế, Bệnh xá trại
Tài liệu tham khảo
2. M. Ghasemi, E. Mazaheri, M. Hadian, and S. Karimi, “Evaluation of medical equipment management in educational hospitals in Isfahan,” J. Educ. Health Promot., vol. 11, p. 105, Mar. 2022, doi: 10.4103/jehp.jehp_1163_20.
3. W. Ren and X. Wu, “Application of Intelligent Medical Equipment Management System Based on Internet of Things Technology,” J. Healthc. Eng., vol. 2022, p. e9149996, Feb. 2022, doi: 10.1155/ 2022/9149996.
4. Lữ Văn Cam and Nguyễn Gia Như, “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển dữ liệu số ngành y tế tỉnh Kiên Giang,” Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Đại Học Duy Tân, vol. 1, no. 50, pp. 14–34, 2022.
5. H. GünerGören and Ö. Dağdeviren, “An Excel-Based Inventory Control System Based on ABC and VED Analyses for Pharmacy: A Case Study,” no. 1, 2017.
6. A. Llupià, A. Garcia-Basteiro, and J. Puig, “Still using MS Excel? Implementation of the WHO Go.Data software for the COVID-19 contact tracing,” Health Sci. Rep., vol. 3, no. 2, p. e164, 2020, doi: 10.1002/hsr2.164.
7. D. V. Sang and N. T. T. Hong, “Applying Excel Accounting Software to Small and Medium-sized Enterprises in Vietnam,” Int. J. Innov., vol. 13, no. 11, 2020.
8. D. Divisi, G. Di Leonardo, G. Zaccagna, and R. Crisci, “Basic statistics with Microsoft Excel: a review,” J. Thorac. Dis., vol. 9, no. 6, pp. 1734–1740, Jun. 2017, doi: 10.21037/jtd.2017.05.81.