KỸ THUẬT TÁI LẬP LƯU THÔNG TỤY – HỖNG TRÀNG KIỂU BLUMGART CẢI TIẾN SAU PHẪU THUẬT CẮT ĐẦU TỤY TÁ TRÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặt điểm kỹ thuật thực hiện miệng nối tụy – hỗng tràng kiểu Blumgart cải tiến và khảo sát các biến chứng sau phẫu thuật và thái độ xử trí. Đối tượng và phương pháp: Gồm 87 bệnh nhân đượcthực hiện miệng nối tụy hỗng tràng kiểu Blumgart cải tiến sau phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 01/2012 đến 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 59,5 ± 11,0 (18 - 83) và nam/nữ khoảng 2,1. Đau tức bụng hạ sườn phải hoặc quanh rốn là 66.7%, tắc mật 65,5%, ngứa 58,6% và sút cân 56,3% bệnh nhân. Ống tụy giãn (> 3 mm) là 60,9% và không giãn (≤ 3 mm) là 39,1% bệnh nhân, nhu mô tụy xơ hóa là 31,0% so với nhu mô tụy không xơ hóa là 69,0%. Dẫn lưu ống tụy chủ động ra da là 54,7%, không dẫn lưu ống tụy là 27,6% và dẫn lưu bên trong là 5,7% bệnh nhân. Truyền máu trong phẫu thuật 35,8%, số lượng trung bình 571,9 ± 251,0 (350 – 1350 ml) và thời gian phẫu thuật trung bình 280,8 ± 28,9 (220 – 335 phút). Biến chứng chung sau phẫu thuật là 26,4% bệnh nhân. Trong đó, rò tụy 2,3%, chảy máu 5,7%, viêm tụy cấp thoáng qua 13,2% , ứ trệ dạ dày 7,5%, rò miệng nối mật ruột 1,2% và tử vong sau phẫu thuật là 1,2%. Kết luận: Kỹ thuật thực hiện miệng nối tụy hỗng tràng kiểu Blumgart cải tiến dễ làm, an toàn và hiệu quả. Mặc dù biến chứng chung sau phẫu thuật vẫn còn cao nhưng các biến chứng rò tụy, chảy máu thấp và được kiểm soát khá tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cắt khối tá tụy, Blumgart
Tài liệu tham khảo
2. Malleo G, Crippa S and Butturini G (2010), "Delayed gastric emptying after pylorus-preserving pancreaticoduodenectomy: validation of International Study Group of Pancreatic Surgery classification and analysis of risk factors", Hepato-Pancreato-Biliary Association. 12, pp. 610-618.
3. Lai EC and Lau SH (2009), "Measures to Prevent Pancreatic Fistula After Pancreatoduodenectomy", Arch Surg. 144(11), pp. 1074 - 1080.
4. Prasanth Penumadu & Savio G. Barreto & Mahesh Goel & Shailesh V. Shrikhande (2014), "Pancreatoduodenectomy - Preventing Complications", Indian J Surg Oncol. 6(1), pp. 6-15.
5. Aranha GV and Aaron JM (2006), "Critical Analysis of a Large Series of Pancreaticogastrostomy After Pancreaticoduodenectomy", Arch Surg 141, pp. 574 - 580.
6. Caronna R, Peparini N and Cosimo RC (2012), "Pancreaticojejuno Anastomosis after Pancreaticoduodenectomy: Brief Pathophysiological Considerations for a Rational Surgical Choice", International Journal of Surgical Oncology, pp. 1 - 5.
7. Pessaux P, Sauvanet A and Mariette C (2011), "External Pancreatic Duct Stent Decreases Pancreatic Fistula Rate After pancreticduodenectomy: Prospective Multicenter Randomized Trial", Annals of Surgery. 253, pp. 879-885.
8. Kim J.Y, Park J.S and Kim J.K (2013), "A model for predicting pancreatic leakage after pancreaticoduodenectomy based on the international study group of pancreatic surgery classification", Korean J hepatobilliary Pancreat Surg. 17, pp. 166-170.