ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI SAU ĐIỀU TRỊ LASER NỘI TĨNH MẠCH BẰNG THANG ĐIỂM CIVIQ-14
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới trước và sau điều trị Laser nội mạch. Đối tượng – phương pháp: đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính được điều trị laser nội mạch bằng thang điểm CIVIQ-14. Kết quả: từ 01/2020 đến 06/2021 tại khoa Ngoại Lồng Ngực – Mạch Máu BV Đại Học Y Dược TPHCM, 103 BN (156 chân) được thực hiện thủ thuật Laser nội mạch bước sóng 1470nm, 53 BN được can thiệp cả 2 chân, 50 BN can thiệp 1 chân. Trong đó, 66 nữ (64%), 37 nam (36%), tuổi trung bình 55,2 ± 11,8 (27 – 70). 52/103 BN (50,5%) được phẫu thuật Muller kèm theo. Điểm CIQIV-14 trung bình thay đổi trước và sau thủ thuật: Đau, Thể chất, Tâm lý thay đổi tương ứng 2,6 ± 2,6; 5,2 ± 4,6; 5,8 ± 5,4; tổng điểm trung bình thay đổi 13,7 ± 7,5. Tất cả BN đều hài lòng 40,8% hoặc rất hài lòng 59,2%. Không có BN không hài lòng. Kết luận: sự thay đổi của phương diện “đau”, “tâm lý” và “xã hội” thông qua bộ 14 câu hỏi trong thang điểm CIVIQ-14. Kết quả cho thấy sự thay đổi một cách rõ rệt và có ý nghĩa thống kê. 100% các BN đều hài lòng hoặc rất hài lòng sau thủ thuật. Có 59,2% ở mức hài lòng và 40,8% mức rất hài lòng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy tĩnh mạch mạn tính, laser nội mạch, thang điểm CIVIQ-14
Tài liệu tham khảo
2. J. G. Le Moine, L. Fiestas-Navarrete, K. Katumba, et al. (2016), "Psychometric Validation of the 14 items ChronIc Venous Insufficiency Quality of Life Questionnaire (CIVIQ-14): Confirmatory Factor Analysis", Eur J Vasc Endovasc Surg, 51 (2), pp. 268-74.
3. A Tuan T. A., Duc N. M., Minh L. N., et al. (2020), "Comparing the Efficacy of Radiofrequency Ablation Versus Laser Ablation for Chronic Venous Insufficiency in the Lower Extremities: a Vietnamese Report", Med Arch, 74 (2), pp. 100-104.
4. F. Pannier, E. Rabe, J. Rits, et al. (2011), "Endovenous laser ablation of great saphenous veins using a 1470 nm diode laser and the radial fibre--follow-up after six months", Phlebology, 26 (1), pp. 35-9.
5. Lurie F, Creton D, Eklof B et al (2005). Prospective randomised study of endovenous radiofrequency obliteration (closure) versus ligation and vein stripping (EVOLVeS): two-year follow-up, Eur J Vasc Endovasc Surg, 29, 67-73.
6. Almeida JI, Kaufman J, Gockeritz Oet al (2009). Radiofrequency endovenous ClosureFAST versus laser ablation for the reatment of great gaphenous reflux: A multicenter, single-blinded, randomized Study (RECOVERY Study), J Vasc Interv Radiol 2009, 20, 752–759.
7. Gale SS, Lee JN, Walsh Eet al (2010). A randomized, controlled trial of endovenous thermal ablation using the 810-nm wavelength laser and the Closure PLUS radiofrequency ablation methods for superficial venousinsufficiency of the great saphenous vein, J Surg Vasc, 52, 645-650.
8. Gandhi, F. Froghi, A. C. Shepherd, et al. (2010), "A study of patient satisfaction following endothermal ablation for varicose veins", Vasc Endovascular Surg, 44 (4), pp. 274-8.