SO SÁNH ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ HUYẾT THANH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẢM QUAN THỊ GIÁC QUA BẢNG MÀU VỚI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỰ ĐỘNG TRÊN MÁY SINH HÓA - MIỄN DỊCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Chỉ số huyết thanh học được đánh giá bằng cảm quan thị giác tuy đơn giản, ít tốn kém, sử dụng tại nhiều phòng xét nghiệm nhưng rất chủ quan và độ chính xác chưa được xác thực. Việc xác định độ chính xác của phương pháp đánh giá bằng mắt và bằng máy là cần thiết để quản lý chất lượng mẫu tiền phân tích. Mục tiêu: Xác định độ chính xác của việc đánh giá chỉ số tán huyết (H), chỉ số vàng huyết thanh do tăng bilirubin (I) và chỉ số đục huyết thanh do tăng lipid máu (L) ở các mức nồng độ, bằng phương pháp cảm quan thị giác qua bảng màu so với phương pháp phân tích tự động trên máy sinh hoá-miễn dịch Architect Ci8200 (Abbott). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 420 mẫu huyết thanh được thu thập từ 07/2020 đến 11/2020 tại khoa Xét Nghiệm, bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Mẫu được đánh giá ba chỉ số huyết thanh song song bằng hai phương pháp cảm quan thị giác và bằng máy. Các kết quả được ghi nhận độc lập. Độ chính xác của hai phương pháp được đánh giá bằng các chỉ số: độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương, giá trị dự báo âm. Kết quả: Trong 420 mẫu, có 121 mẫu không có chỉ số huyết thanh nào (28,8%), 260 mẫu có một chỉ số huyết thanh (61,9%) và 39 mẫu có nhiều hơn một chỉ số huyết thanh (9,3%). Đối với nhóm mẫu chỉ có một chỉ số huyết thanh: độ chính xác khi phân biệt giữa mức "có và không có" (0-1234) giữa phương pháp cảm quan thị giác và hệ thống máy cho chỉ số H, I và L lần lượt là 0,87; 0,72; 0,84. Đối với chỉ số H, độ chính xác giữa hai phương pháp ở các mức nồng độ 0-1; 1-2, 2-3, 3-4 lần lượt là 0,86; 0,76; 0,59; 0,53. Đối với chỉ số I, độ chính xác giữa hai phương pháp ở các mức nồng độ 0-1; 1-2, 2-3, 3-4 lần lượt là 0,72; 0,58; 0,50; 0,40. Đối với chỉ số L, độ chính xác giữa hai phương pháp ở các mức nồng độ 0-1; 1-2, 2-3, 3-4 lần lượt là 0,84; 0,57; 0,33; 0,50. Đối với mẫu có hai chỉ số trở lên, do sự tương tác của các chỉ số trong cùng mẫu, không xác định được độ chính xác giữa hai phương pháp. Kết luận: So với phương pháp đánh giá tự động bằng máy phương pháp đánh giá các chỉ số huyết thanh học bằng cảm quan thị giác có độ chính xác tốt trong việc phân biệt mẫu có hoặc không có chỉ số huyết thanh. Ở các mức nồng độ khác nhau đối với cùng chỉ số huyết thanh, phương pháp cảm quan thị giác ít chính xác trong việc phân loại.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chỉ số huyết thanh, chỉ số tán huyết, chỉ số vàng do tăng bilirubin, chỉ số đục do tăng lipid
Tài liệu tham khảo
2. Plebani M, C.P., Mistakes in a stat laboratory: types and frequency. . Clin Chem Lab Med, 1997. 43: p. 1348–1351.
3. Goswami B., S.B., Chawla R., Mallika V., Evaluaton of errors in a clinical laboratory: a One- year experience. Clin Chem Lab Med. , 2010. 48(1): p. 63-66.
4. Mainali S., D.S., Krasowski MD. Frequency and causes of lipemia interference of clinical chemistry laboratory tests. Practcal Laboratory Medicine., 2017. 8: p. 1–9.
5. Adiga., U., Icteric index and its signifcance. Internatonal Journal of Medical and Health Research, 2016. 2(4): p. 32-34.
6. WG., G., Haemolysis as an influence and interference factor in clinical chemistry. J Clin Chem Clin Biochem, 1986. 24: p. 125-126.
7. Getahun, T., et al., Evaluation of Visual Serum Indices Measurements and Potential False Result Risks in Routine Clinical Chemistry Tests in Addis Ababa, Ethiopia. EJIFCC, 2019. 30(3): p. 276-287.)