ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIAO TIẾP CỦA ĐIỀU DƯỠNG SAU KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH AIDET TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giao tiếp của điều dưỡng đối với người bệnh trước và sau khi tập huấn theo mô hình AIDET. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trên 30 điều dưỡng và 80 người bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu: Áp dụng mô hình AIDET nâng cao kĩ năng giao tiếp của điều dưỡng rất có hiệu quả, góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh trong quá trình điều trị. Sau khi triển khai chương trình, điểm trung bình thực hành giao tiếp của điều dưỡng tăng đáng kể từ 2,2 ± 0,4 lên 6,1 ± 0,6, người bệnh hài lòng có sự cải thiện rõ rệt từ 35% lên 82,5% (có ý nghĩa thống kê với p < 0,001). Kết luận: AIDET là mô hình giao tiếp hiệu quả, giúp cải thiện được trao đổi thông tin giữa điều dưỡng và người bệnh, tạo mối quan hệ gần gũi với người bệnh, đáp ứng được nhu cầu mong đợi của người bệnh. Do đó nên duy trì mô hình này trong hoạt động giao tiếp của điều dưỡng tại khoa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
người bệnh, mô hình AIDET, hoạt động giao tiếp.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Ánh Nhung (2019), “Hiệu quả can thiệp giao tiếp của Điều dưỡng thông qua sự hài lòng của người bệnh”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Chuyên đề Điều dưỡng Kỹ thuật Y học, 23(5), tr. 269-274.
3. Bùi Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Tài (2015), “Khảo sát chất lượng giao tiếp của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Thống Nhất năm 2015, 19(5), tr. 209-214.
4. Võ Thị Thủy (2017), “Hiệu quả của chương trình tập huấn giao tiếp của Điều dưỡng với mô hình AIDET, Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, pp.3-55
5. AIDET [Tool] (2014), Published instrument. Retrieved from www.studergroup.com/aidet.
6. Deborah A. Boyle, et al (2017), “Palliative Care Communication in the ICU: Implications for an Oncology – Critical Care Nursing Partnership”, Seminars in Oncology Nursing.