KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ CYSTATIN C VÀ MỨC LỌC CẦU THẬN Ở BỆNH NHÂN BETA THALASSEMIA

Đỗ Thị Thanh Loan1,, Masaomi Nangaku2, Lê Việt Thắng3
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Trường Đại học Y khoa Tokyo
3 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ Cystatin C huyết tương và mức lọc cầu thận (MLCT) ở người lớn mắc beta thalassemia. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 171 đối tượng gồm 114 người lớn mắc beta thalassemia, 57 người khoẻ mạnh làm nhóm chứng. Tất cả các đối tượng đều được định lượng nồng độ Cystatin C trong huyết tương bằng phương pháp ELISA. Nhóm bệnh được tính mức lọc cầu thận dựa vào Cystatin C và Creatinine huyết tương theo công thức CKD-EPI. Kết quả: Nồng độ Cystatin C nhóm bệnh là 1,08 (0,83 – 1,5) mg/l, cao hơn nhóm chứng 0,76 (0,66-0,92) mg/l có ý nghĩa thống kê, p< 0,001. Tỷ lệ tăng nồng độ Cystatin C ở nhóm bệnh là 37,7%. Nhóm bệnh, mức lọc cầu thận tính theo Cystatin C là 73,13 ± 33,61 ml/phút/1.73 m2, thấp hơn tính theo creatinine là 118,55 ± 21,37 ml/phút/1,73 m2 (p< 0,001). Có 39,5% bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73 m2 khi tính theo Cystatin C, trong khi chỉ có 0,9% tính theo creatinine. Có mối liên quan giữa nồng độ Cystatin C, MLCT với độ thẩm thấu nước tiểu và tỷ số albumin/creatinine niệu, p< 0,05,  tuy nhiên, chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa với mức độ nặng của bệnh, p> 0,05.  Kết luận: Tăng Cystatin C huyết tương là biểu hiện hay gặp và có mối liên quan với giảm độ thẩm thấu nước tiểu và tỷ số albumin/creatinine niệu ở bệnh nhân beta thalassemia

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Thalassemia. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Hemophilia và bệnh Thalaseemia: 12-24.
2. Musallam KM, Taher AT. (2012). Mechanisms of Renal Disease in β-Thalassemia. JASN, 23(8):1299-1302.
3. KDIGO (2013). KDIGO 2012 Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease. Kidney International Supplements 3: 5-6.
4. Ali BA, Mahmoud AM. (2014). Frequency of glomerular dysfunction in children with Beta thalassaemia major. Sultan Qaboos Univ Med J. 14(1): e88–94.
5. Annayev A, Karakaş Z, Karaman S, et al. (2018). Glomerular and Tubular Functions in Children and Adults with Transfusion-Dependent Thalassemia. Turk J Haematol. 35(1):66-70.
6. Tanaka A, Suemaru K, Araki H. (2007). A new approach for evaluating renal function and its practical application. J Pharmacol Sci. 105:1–5.
7. Murty MSN, Sharma UK, Pandey VB, et al. (2013). Serum cystatin C as a marker of renal function in detection of early acute kidney injury. Indian J Nephrol. 23(3): 180-183.
8. Sadeghi MV, Mirghorbani M, Akbari R. (2021). β-Thalassemia minor & renal tubular dysfunction: is there any association? BMC Nephrol. 22: 404.