THỰC TRẠNG STRESS CỦA SINH VIÊN KHOA Y TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NĂM 2023

Lâm Văn Minh1,, Tạ Thị Thanh Mơ2, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc2, Nguyễn Thị Ngọc Phương2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Stress là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong môi trường Y khoa mà đối tượng ở đây là sinh viên đang theo học chuyên ngành y khoa, nơi tỷ lệ sinh viên bị stress nhiều nhất. Mục tiêu: Xác định thực trạng stress của sinh viên Khoa Y tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 149 sinh viên chính quy đang theo học chuyên ngành y khoa tại Khoa Y – Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai năm 2023. Sử dụng thang đánh giá DASS-21. Kết quả: Có tổng số 76 sinh viên có nguy cơ stress (51%). Tỉ lệ stress nhẹ, vừa, nặng và rất nặng tương ứng là 16,1%, 13,4%, 13,4%, 8,1%. Sinh viên nữ có nguy cơ stress (84,2%) cao gấp 5 lần sinh viên nam (15,8%), sinh viên Điều dưỡng có tỉ lệ stress cao nhất (55,3%). Tuy nhiên, sinh viên ngành Xét nghiệm lại chiếm tỉ lệ cao nhất về nguy cơ stress ở mức độ vừa (44,1%) và mức độ stress nặng (29,4%). Tỉ lệ stress của sinh viên thay đổi theo từng năm học và năm thứ 2 có nguy cơ stress cao nhất (31,6%), tiếp đó là năm thứ 4 (30,3%). Kết luận: Sinh viên khoa y có tỷ lệ bị stress cao. Hướng dẫn sinh viên cách đối phó, giảm áp lực từ chương trình học và tăng cường sự hỗ trợ của người thân sẽ cải thiện tình trạng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mental Disorders”, Reference Reviews, 17 (8), pp. 40-41.
2. Friedman, H. S. & DiMatteo, M. R. (2002), Health Psychology, NJ: Prentice Hall, Uper Saddle River.
3. Nguyễn Thị Tú (2012), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi , tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh, TP Hồ Chí Minh.
4. Edwards, D., Burnard, P., Bennett, K. & Hebden, U. (2010), “A longitudinal study of stress and self - esteem in student nurses”, Nurse education today, 30 (1), pp. 78-84.
5. Phùng Như Hạnh (2018), stress của sinh viên trường cao đẳng y tế Tiền Giang năm 2018 và một số yếu tố ảnh hưởng. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng.
6. Viện Sức khỏe Tim thần Quốc gia (2017), “Thang đo đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21), truy cập ngày 30/3/2023 tại trang web http://nimh.gov.vn/trac-nghiem-tam-ly/28-cac-trc-nghim/151-thang-anh-gia-lo-au-trm-cm-stress-dass-21.html”.
7. Lê Hải Yến (2016), Stress ở sinh viên Trung Cao đẳng Y tế Thái Nguyên năm 2016 và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
8. Lê Thu Huyến, Huỳnh Hồ Ngọc Huỳnh (2010), “Tình trạng stress của sinh viên Y tế công cộng Đại học y được thành phố Hồ Chi Minh và các yếu tố liên quan năm 2010”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chi Minh, 15(1).
9. Vũ Dũng (2016), “Thực trạng Stress của sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 và 3 Trường Đại học Thăng Long năm 2015 và một số yếu tổ liên quan”, Kỷ yếu NCKH năm 2015.
10. Trần Kim Trung (2011), “Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên Y khoa”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr . 356-362