ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHE PHỦ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG CỦA MÀNG TIM VÔ BÀO TRÊN XƯƠNG HÀM THỎ

Lê Nguyên Lâm1,, Bùi Cúc2
1 Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Nha Khoa Thẩm Mỹ Châu Á

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mô màng ngoài tim của lợn được khử tế bào hứa hẹn sẽ hoạt động tốt hơn mô cố định và tái tạo, nhưng quá trình khử tế bào đã được chứng minh là làm hỏng cấu trúc collagen và làm giảm tính toàn vẹn cơ học của mô. Mục tiêu: đánh giá khả năng che phủ khuyết hổng xương của màng tim vô bào trên xương hàm thỏ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Màng tim vô bào: được sản xuất từ màng tim heo tại phòng thí nghiệm Vật liệu sinh học – Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. - Màng tim vô bào thương mại: Màng tim vô bào: XenoGide, hãng NIBEC(Hàn Quốc) đã được cấp phép sử dụng. Xương thương mại Neobone, Bồ Đào Nha. Thỏ thực nghiệm: Thỏ New Zealand không thuần chủng khỏe mạnh. Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm Vật liệu sinh học – Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2021 đến tháng 8/20222. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả thực nghiệm mù đôi. Kết quả:  - Kết quả cho thấy sau khi ghép 3 tháng: Quá trình lành xương trong nhóm ghép bằng màng tim vô bào tương tự như màng tim thương mại: xương lành hoàn toàn sau 3 tháng. - Không phát hiện sự xâm nhập của mô sợi trong tuỷ xương và rất ít xuất hiện tế bào viêm. Kết luận: Màng tim vô bào dPP hỗ trợ tốt cho quá trình lành xương trên khuyết hổng hàm trên thỏ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Trần Giao Hoà (2015), Ghép xương và implant - Từ lý thuyết đến lâm sàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM.
2. Benito-Garzón L, Guadilla Y, Díaz-Güemes I, Valdivia-Gandur I, Manzanares MC, de Castro AG, Padilla S. Nanostructured Zn-Substituted Monetite Based Material Induces Higher Bone Regeneration Than Anorganic Bovine Bone and β-Tricalcium Phosphate in Vertical Augmentation Model in Rabbit Calvaria. Nanomaterials (Basel). 2021 Dec 31;12(1):143
3. De Lucca L, da Costa Marques M, Weinfeld I. Guided bone regeneration with polypropylene barrier in rabbit's calvaria: A preliminary experimental study. Heliyon. 2018 Jun 8;4(6)
4. Joshua A. Choe (2018), “Biomaterial characterization of off-the-shelf decellularized porcine pericardial tissue for use in prosthetic valvular applications”, J Tissue Eng Regen Med, Vol. 12 (7), pp. 1608-1620.
5. Kotagudda Ranganath S, Schlund M, Delattre J, Ferri J, Chai F. Bilateral double site (calvarial and mandibular) critical-size bone defect model in rabbits for evaluation of a craniofacial tissue engineering constructs. Mater Today Bio. 2022 Apr 20;14:100267-10
6. Lundgren AK, Sennerby L, Lundgren D. An experimental rabbit model for jaw-bone healing. Int J Oral Maxillofac Surg. 1997 Dec;26(6):461-4.
7. Lundgren AK, Sennerby L, Lundgren D. Guided jaw - bone regeneration using an experimental rabbit model. Int J Oral Maxillofac Surg. 1998 Apr;27(2):135-40A.
8. Piotrowski S.L., Wilson L., Dharmaraj N., Hamze A., Clark A., Tailor R., et al. Development and characterization of a rabbit model of compromised maxillofacial wound healing. Tissue Eng. C Methods. 2019;25(3):160–167