TỈ LỆ RỐI LOẠN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ SAU NHIỄM SARS-COV-2 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Thị Thủy1, Cao Hữu Thịnh2, Bùi Lâm Thương1, Phạm Thanh Hải3, Võ Minh Tuấn1,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện An Sinh TP. Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng không chỉ tới sức khoẻ thể chất, sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ tình dục của người phụ nữ. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về rối loạn tình dục (RLTD) nữ thời kì sau dịch bệnh COVID – 19. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ RLTD và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đã từng nhiễm SARS-CoV-2 ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 387 người phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đã từng nhiễm SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian từ 01/5/2021 đến 31/12/2022 được quản lí hồ sơ tại TTYT quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các phụ nữ đồng ý tham gia nghiên cứu được gửi bộ câu hỏi FSFI bằng biểu mẫu trực tuyến (Google Form). Kết quả: Tỉ lệ RLTD chung của những phụ nữ tham gia nghiên cứu là 57,6%, tỉ lệ các hình thái riêng biệt: giảm ham muốn (92,2%), giảm phấn khích (82,7%), không đủ chất nhờn (69,3%), khó đạt khoái cảm (73,6%), không thỏa mãn (81,9%), đau khi giao hợp (63,6%). Các yếu tố liên quan RLTD chung gồm: nhóm tuổi 41 – 49 (PR*: 1,37; KTC 1,06 – 1,76), thời gian sau nhiễm ngắn (p= 0,005). Kết luận: Tỉ lệ RLTD chung ở phụ nữ tăng lên đáng kể sau dịch COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Thị Yên, Võ Minh Tuấn. "Tỉ lệ rối loạn tình dục và các yếu tố liên quan ở phụ nữ trong tuổi sinh sản tại tp HCM (2013)". Tạp chí Phụ sản, 2014, 12 (4), 48-51.
2. Lara LA, Rosa e Silva AC, Romão AP, Junqueira FR. "The assessment and management of female sexual dysfunction". Rev Bras Ginecol Obstet, 2008, Abordagem das disfunções sexuais femininas., 30 (6), 312-21.
3. Narkkul U, Jiet Ng J, Saraluck A. "Impact of the COVID-19 Pandemic on the Female Sexual Function Index and Female Behavioral Changes: A Cross-Sectional Survey Study in Thailand". Int J Environ Res Public Health, 2022, 19 (23)
4. Osur J, Ireri E M, Esho T. "The Effect of COVID-19 and Its Control Measures on Sexual Satisfaction Among Married Couples in Kenya". Sex Med, 2021, 9 (3), 100354.
5. Pennanen-Iire C, Prereira-Lourenço M, Padoa A, Ribeirinho A, Samico A, Gressler M, et al. "Sexual Health Implications of COVID-19 Pandemic". Sex Med Rev, 2021, 9 (1), 3-14.
6. Räuchle J, Briken P, Schröder J, Ivanova O. "Sexual and Reproductive Health during the COVID-19 Pandemic: Results from a Cross-Sectional Online Survey in Germany". Int J Environ Res Public Health, 2022, 19 (3)
7. West S L, Vinikoor L C, Zolnoun D. "A systematic review of the literature on female sexual dysfunction prevalence and predictors". Annu Rev Sex Res, 2004, 15, 40-172.
8. Zare F, Teimouri M, Khosravi A, Rohani-Rasaf M, Chaman R, Hosseinzadeh A, et al. "COVID-19 re-infection in Shahroud, Iran: a follow-up study". Epidemiol Infect, 2021, 149, e159.