TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC, SAU PHẪU THUẬT CỦA NGƯỜI BỆNH CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN DO UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Phạm Thị Hồng Chiên1,, Phạm Thành Linh1
1 Bệnh viện Tai Mũi họng TW

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần do ung thư tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 82 người bệnh trước và sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần do ung thư tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Kết quả: Tỷ lệ SDD của người bệnh cắt thanh quản toàn phần do ung thư ngay trước phẫu thuật đã khá cao (19,5%) sau phẫu thuật tăng đáng kể lên tới 25,5% theo BMI và cũng tới 25,6% theo PG-SGA. Sau phẫu thuật gần 70% người bệnh bị giảm cân; trong đó, 32,9% người bệnh giảm dưới 5% cân nặng và tập trung nhiều ở nhóm dưới 60 tuổi và cũng có tới 23,5% người bệnh trên 60 tuổi giảm ≥10% cân nặng sau phẫu thuật. Kết luận: Đánh giá TTDD cả trước/sau phẫu thuật là một hoạt động cần thiết đối với người bệnh phẫu thuật thanh quản toàn phần do ung thư. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng đối với người bệnh từ 60 tuổi trở lên vì đây là nhóm có nguy cơ SDD cao sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Hữu Tuân (2003), Bách Khoa Thư Bệnh Học Tập 3, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.
2. Forastiere AA, Zhang Q, Weber RS, et al. Long-term results of RTOG 91-11: a comparison of three nonsurgical treatment strategies to preserve the larynx in patients with locally advanced larynx cancer. J Clin Oncol. 2013;31(7):845-852.
3. Gupta B, Johnson NW, Kumar N. Global Epidemiology of Head and Neck Cancers: A Continuing Challenge. Oncology. 2016;91(1):13-23.
4. Koufman JA. The otolaryngologic manifestations of gastroesophageal reflux disease (GERD): a clinical investigation of 225 patients using ambulatory 24-hour pH monitoring and an experimental investigation of the role of acid and pepsin in the development of laryngeal injury. Laryngoscope. 1991;101(4 Pt 2 Suppl 53):1-78.
5. Gupta D, Lis CG, Granick J, Grutsch JF, Vashi PG, Lammersfeld CA. Malnutrition was associated with poor quality of life in colorectal cancer: a retrospective analysis. J Clin Epidemiol. 2006; 59(7):704-709.
6. Mignini EV, Scarpellini E, Rinninella E, et al. Impact of patient nutritional status on major surgery outcome. Eur Rev Med Pharmacol Sci. 2018;22(11):3524-3533.
7. Robertson SM, Yeo JCL, Dunnet C, Young D, Mackenzie K. Voice, swallowing, and quality of life after total laryngectomy: results of the west of Scotland laryngectomy audit. Head Neck. 2012;34(1):59-65.
8. Nguyễn Thị Thanh (2017), “Thực trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật của người bệnh ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016- 2017”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội.
9. Lopes JP, de Castro Cardoso Pereira PM, dos Reis Baltazar Vicente AF, Bernardo A, de Mesquita MF. Nutritional status assessment in colorectal cancer patients. Nutr Hosp. 2013;28(2):412-418.
10. Đào Thị Thu Hoài (2016), Tình trạng DD và khẩu phần ăn của người bệnh ung thư tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai năm 2016., Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường ĐH Y Hà Nội.