MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIỂU LẮNG ĐỌNG KHÁNG THỂ KHÁNG NHÂN TRÊN MIỄN DỊCH HUỲNH QUANG GIÁN TIẾP VÀ SỰ LƯU HÀNH CÁC KHÁNG THỂ ĐẶC HIỆU TRONG CÁC BỆNH LÝ TỰ MIỄN HỆ THỐNG THƯỜNG GẶP

Nguyễn Văn Đĩnh1,2,3,, Nguyễn Thị Hoài Phương1, Nguyễn Huy Đông4, Nguyễn Thị Hồng Nhi2, Trương Công Duẩn1
1 Bệnh viện Vinmec Times City
2 Đại Học VinUniversity
3 Đại học Penn State, Hoa Kỳ
4 Trường Đại Học Y tế Công Cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Bệnh tự miễn gồm khoảng 100 bệnh lý khác nhau ảnh hưởng đến khoảng 3-5% dân số. ANA là một dấu ấn sinh học quan trọng, được phát hiện thông qua phương pháp IIF. Phương pháp này được áp dụng ở một số cơ sở khám chữa bệnh, tuy nhiên chưa có sự đánh giá đồng bộ và đầy đủ về các tự kháng thể lưu hành. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang của 110 hồ sơ có chẩn đoán bệnh tự miễn hệ thống tại bệnh viện Vinmec Times City từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022 có kết quả ANA bằng phương pháp IIF. Kết quả: Tỉ lệ ANA dương tính như sau: UCTD 82.3%, SSc 77.8%, SLE 70.6%, SS 71.4%, PM/DM 53.3%. Kiểu lắng đọng huỳnh quang thường gặp nhất là lốm đốm và đồng nhất. Kiểu lắng đọng đồng nhất thường phát hiện các tự kháng thể dsDNA, histone, nucleosomes. Tự kháng thể kháng Scl-70, Ro-52 được tìm thấy trong cả năm bệnh được nghiên cứu. Kết luận: ANA có tỉ lệ dương tính cao ở các bệnh tự miễn bao gồm UCTD, SSc, SLE, và PM/DM. Tỉ lệ các kiểu lắng đọng, phổ lắng đọng và tự kháng thể đặc hiệu tương ứng có tính đặc hiệu bệnh lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Tuấn. Góp phần nghiên cứu các kháng thể kháng chuỗi kép DNA, các thành phần kháng nguyên nhân khác và các mối liên quan của chúng với một số biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống [Luận án PTS chuyên ngành Dị ứng-Miễn dịch]. Đại học Y Hà Nội; 1991.
2. Tzioufas AG, Tatouli IP, Moutsopoulos HM. Autoantibodies in Sjögren’s syndrome: clinical presentation and regulatory mechanisms. Presse Med. 2012 Sep;41(9 Pt 2):e451-460.
3. Ungprasert P, Leeaphorn N, Hosiriluck N, Chaiwatcharayut W, Ammannagari N, Raddatz DA. Clinical Features of Inflammatory Myopathies and Their Association with Malignancy: A Systematic Review in Asian Population. ISRN Rheumatol. 2013 Feb 25; 2013:509354.
4. Wei Q, Jiang Y, Xie J, Lv Q, Xie Y, Tu L, et al. Analysis of antinuclear antibody titers and patterns by using HEp‐2 and primate liver tissue substrate indirect immunofluorescence assay in patients with systemic autoimmune rheumatic diseases. J Clin Lab Anal. 2020 Oct 13;34(12):e23546.
5. Banhuk FW, Pahim BC, Jorge AS, Menolli RA. Relationships among Antibodies against Extractable Nuclear Antigens, Antinuclear Antibodies, and Autoimmune Diseases in a Brazilian Public Hospital. Autoimmune Dis. 2018 Sep 30;2018:9856910.
6. Lee SA, Kahng J, Kim Y, Park Y, Han K, Kwok S, et al. Comparative Study of Immunofluorescent Antinuclear Antibody Test and Line Immunoassay Detecting 15 Specific Autoantibodies in Patients With Systemic Rheumatic Disease. J Clin Lab Anal. 2012 Jul 18;26(4):307–14.
7. Guidelines for immunologic laboratory testing in the rheumatic diseases: Anti‐DNA antibody tests. [cited 2022 Apr 26]; Available from: https://onlinelibrary. wiley.com/doi/10.1002/art.10558
8. Qu C, Zhang J, Zhang X, Du J, Su B, Li H. Value of combined detection of anti-nuclear antibody, anti-double-stranded DNA antibody and C3, C4 complements in the clinical diagnosis of systemic lupus erythematosus. Exp Ther Med. 2019 Feb;17(2):1390–4.
9. Patel R, Shahane A. The epidemiology of Sjögren’s syndrome. Clin Epidemiol. 2014 Jul 30;6:247–55.