NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA STAPHYLOCOCCUS AUREUS ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Vũ Văn Bình1,, Trần Đỗ Hùng2
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vi khuẩn Staphylococcus aureus là một trong những căn nguyên hàng đầu gây nhiễm trùng cộng đồng và nhiễm trùng bệnh viện, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và mức độ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus. Phân tích các yếu tố liên quan đến tỷ lệ kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 95 mẫu nuôi cấy bệnh phẩm phân lập được chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus. Thực hiện test kháng sinh đồ để xác định sự đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn với các kháng sinh thông dụng trên máy nuôi cấy và kháng sinh đồ tự động. Kết quả: Tỷ lệ Staphylococcus aureus kháng với các kháng sinh penicillin 95,8%, Erythromycin 90,8%, Clindamycin 89,5%. Tỷ lệ Staphylococcus aureus nhạy với các kháng sinh Linezolid 100%, Tigecycline (100%), Nitrofurantoin (100%), Vancomycin (97,9%), Quinupristin/Dalopristin 97,8% và Rifampin 93,7%. Tỷ lệ MRSA là 82,1%. Tỷ lệ Staphylococcus aureus đa kháng kháng sinh là 92,6%. MRSA có nguy cơ đa kháng kháng sinh cao gấp 7,6 lần so với chủng S. aureus khác với OR (KTC95%): 7,6 (1,54-38,43) và p=0,018. Chưa ghi nhận mối liên quan giữa nguồn vào vi khuẩn và tiền căn bệnh lý với tỷ lệ S. aureus đa kháng. Kết luận: Staphylococcus aureus kháng Methicillin và đa kháng cao với các loại kháng sinh, nhưng vi khuẩn này vẫn nhạy cao với các loại kháng sinh đặt trị. MRSA làm tăng nguy cơ đa kháng kháng sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), “Kỹ thuật kháng sinh đồ định lượng”, Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, Quyết định số 1539/QĐ-BYT ngày 20/04/2[017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tr.205-213.
2. Bộ Y tế (2017), “Hướng dẫn lựa chọn kháng thử nghiệm và phiên giải kết quả kháng sinh đồ”, Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, Quyết định số 1539/QĐ-BYT ngày 20/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tr.214-231.
3. Nguyễn Minh Châu (2020), Tình hình nhiễm và sự đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019-2020, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 33, tr.172-179.
4. Nguyễn Đình Duy (2017), Viêm phổi cộng đồng do MRSA, Hội nghị đề kháng kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện lần 4, tr. 68.
5. Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Thị Hải Yến (2019), Vi sinh y học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Cao Minh Nga (2008), Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Thống Nhất trong năm 2006, Tạp chí Y Học 12, tr.1-8.
7. Trần Thị Thanh Nga, Trương Thiên Phú và cộng sự (2017), Đặc điểm vi khuẩn và đề kháng kháng sinh trong viêm phổi bệnh viện – viêm phổi thở máy tại Bệnh viện Chợ rẫy 2015-2016, Hội nghị đề kháng kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện lần 4, tr.20.
8. Lạc Thiên Như, Cao Hữu Nghĩa (2012), Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus tại viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5-7/2012, Công nghệ sinh học, Kỹ thuật công nghệ TP.HCM.
9. WHO (2018), GLASS report: early implementation 2016-2017, Global Antimicrobial Resistance Surveillance System.