ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Bùi Trung Nghĩa1,, Trịnh Hồng Sơn1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản đối với ung thư dạ dày nhưng các yếu tố ảnh hưởng chưa được đánh giá đầy đủ. Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xa sau phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô tuyến dạ dày tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả, có theo dõi dọc, không đối chứng trên các trường hợp ung thư biểu mô tuyến dạ dày được phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 01/01/2014 tới 31/12/2018. Kết quả: 302 trường hợp được phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày với tỷ lệ giai đoạn TNM 0, I, II, III tương ứng là 1,4%, 34,8%, 27,4%, 36,4%. Các yếu tố tiên lượng xấu có ý nghĩa đối với thời gian sống thêm sau mổ gồm: tuổi cao, gày sút cân, hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu, CEA cao, kích thước u > 3cm, độ biệt hóa kém, tổn thương xâm nhập mạch thần kinh, mức độ xâm lấn tới thanh mạc (pT3-4), di căn hạch. Không có sự khác biệt về giới, phương pháp mổ nội soi hay mở, mức độ nạo vét hạch D2 hay D2 mở rộng. Kết luận: Nguy cơ tử vong sau mổ 5 năm có thể được ước tính dựa vào các yếu tố nguy cơ nhưng cần có nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên với cỡ mẫu lớn hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H., Ferlay J., Siegel R. L., et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. May 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Trịnh Hồng Sơn. Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày. Luận văn tiến sỹ y học. Đại học Y Hà Nội; 2001.
3. Song M., Kang D., Yang J. J., et al. Age and sex interactions in gastric cancer incidence and mortality trends in Korea. Gastric Cancer. Jul 2015;18(3):580-9. doi:10.1007/s10120-014-0411-x
4. Kim H. W., Kim J. H., Lim B. J., et al. Sex disparity in gastric cancer: female sex is a poor prognostic factor for advanced gastric cancer. Ann Surg Oncol. Dec 2016;23(13):4344-4351. doi:10.1245/s10434-016-5448-0
5. Huang X. Z., Yang Y. C., Chen Y., et al. Preoperative anemia or low hemoglobin predicts: poor prognosis in gastric cancer patients: A meta-analysis. Dis Markers. 2019;2019:7606128. doi:10.1155/2019/7606128
6. Deng K., Yang L., Hu B., Wu H., Zhu H., Tang C. The prognostic significance of pretreatment serum CEA levels in gastric cancer: a meta-analysis including 14651 patients. PLoS One. 2015;10(4):e0124151. doi:10.1371/journal.pone.0124151
7. Zeng F., Chen L., Liao M., et al. Laparoscopic versus open gastrectomy for gastric cancer. World J Surg Oncol. Jan 27 2020;18(1):20. doi:10.1186/s12957-020-1795-1
8. Liang Y., Cui J., Cai Y., et al. "D2 plus" lymphadenectomy is associated with improved survival in distal gastric cancer with clinical serosa invasion: a propensity score analysis. Sci Rep. Dec 16 2019;9(1):19186. doi:10.1038/s41598-019-55535-7
9. Feng F., Liu J., Wang F., et al. Prognostic value of differentiation status in gastric cancer. BMC Cancer. Sep 3 2018;18(1):865. doi:10.1186/ s12885-018-4780-0
10. Yaprak G., Tataroglu D., Dogan B., Pekyurek M. Prognostic factors for survival in patients with gastric cancer: Single-centre experience. North Clin Istanb. 2020;7(2):146-152. doi:10.14744/ nci.2019.73549