ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN CỦA PHẪU THUẬT MỞ BÈ TỪ PHÍA TRONG TIỀN PHÒNG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC MỞ

Đỗ Tấn1,, Bùi Thị Vân Anh1, Nguyễn Thái Đạt1
1 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn của phẫu thuật mở bè từ phía trong tiền phòng điều trị glôcôm góc mở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, tiến cứu, không có nhóm chứng được tiến hành trên 32 mắt (29 bệnh nhân) glôcôm góc mở nguyên phát đã phẫu thuật thất bại tại khoa Glôcôm, bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2022. Tiêu chuẩn chọn: Glôcôm góc mở nguyên phát đã phẫu thuật lỗ rò nhãn áp không điều chỉnh với ≥ 2 thuốc bổ sung. Các chỉ số thị lực, nhãn áp, số lượng thuốc hạ nhãn áp và các biến chứng được thu thập và xử lý theo thuật toán thống kê y học. Đánh giá tính an toàn của phẫu thuật dựa trên: thị lực, nhãn áp, số lượng thuốc hạ nhãn áp và đặc biệt là biến chứng, tỷ lệ thất bại sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng. Kết quả nghiên cứu: Sau phẫu thuật, nhãn áp đã hạ rất tốt. Nhãn áp trung bình trước mổ là 31,69 ± 9,76 mmHg đã giảm xuống còn 18,69 ± 5,57 mmHg với mức hạ nhãn áp trung bình 37,12% ± 23,19% sau 1 tháng. Thị lực được bảo tồn so với trước mổ. Sau mổ, bệnh nhân không còn phụ thuộc nhiều vào thuốc hạ nhãn áp. Số lượng thuốc hạ nhãn áp trước mổ là 3,09 ± 0,89 đã giảm xuống chỉ còn là 1,06 ± 1,34 sau 1 tháng. Kĩ thuật mở bè từ phía trong tiền phòng ít xâm lấn, không có biến chứng nặng cần phải can thiệp phẫu thuật lại hoặc gây ảnh hưởng tới chức năng thị giác của người bệnh. Biến chứng hay gặp nhất sau phẫu thuật là xuất huyết tiền phòng, chủ yếu ở mức độ nhẹ, tự tiêu sau 1 tháng. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, phẫu thuật mở bè từ phía trong tiền phòng điều trị glôcôm góc mở là an toàn trong điều trị Glôcôm góc mở nguyên phát đã phẫu thuật lỗ dò thất bại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Grover DS, Godfrey DG, Smith O, Shi W, Feuer WJ, Fellman RL. Outcomes of Gonioscopy-assisted Transluminal Trabeculotomy (GATT) in Eyes With Prior Incisional Glaucoma Surgery. J Glaucoma. Jan 2017;26(1):41-45. doi:10.1097/IJG.0000000000000564
2. Grover DS, Godfrey DG, Smith O, Feuer WJ, Montes de Oca I, Fellman RL. Gonioscopy-assisted transluminal trabeculotomy, ab interno trabeculotomy: technique report and preliminary results. Ophthalmology. Apr 2014;121(4):855-61. doi:10.1016/j.ophtha.2013.11.001
3. The Advanced Glaucoma Intervention Study (AGIS): 7. The relationship between control of intraocular pressure and visual field deterioration.The AGIS Investigators. Am J Ophthalmol. Oct 2000;130(4):429-40. doi: 10.1016/s0002-9394(00)00538-9
4. Kolker AEJIO, Science V. Symposium on Glaucoma: Hyperosmotic Agents in Glaucoma. 1970;9(6):418-423.
5. Law SK, Shih K, Tran DH, Coleman AL, Caprioli J. Long-term outcomes of repeat vs initial trabeculectomy in open-angle glaucoma. Am J Ophthalmol. Nov 2009;148(5):685-695 e1. doi:10.1016/j.ajo.2009.05.032
6. Wong JKW, Leung TK, Lai JS, Chan JC. Evaluation of Adverse Effects of Topical Glaucoma Medications on Trabeculectomy Outcomes Using the Glaucoma Medications Intensity Index. Ophthalmol Ther. Feb 2022;11(1):387-401. doi:10.1007/s40123-021-00447-x
7. Chin S, Nitta T, Shinmei Y, et al. Reduction of intraocular pressure using a modified 360-degree suture trabeculotomy technique in primary and secondary open-angle glaucoma: a pilot study. J Glaucoma. Aug 2012;21(6):401-7. doi:10.1097/IJG.0b013e318218240c