KỸ THUẬT LẬP KẾ HOẠCH PHẪU THUẬT BẰNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ CHO TẠO HÌNH XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG VẠT XƯƠNG MÁC TỰ DO

Đồng Ngọc Quang1, Lại Bình Nguyên1, Lê Ngọc Tuyến1, Nguyễn Quang Rực1,
1 Bệnh viện Răng hàm mặt TW Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Kế hoạch phẫu thuật giả tưởng trong tạo hình xương hàm dưới bằng vạt xương mác tự do giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, cải thiện độ chính xác, và cải thiện kết quả thẩm mỹ và chức năng. Trong khi các phần mềm chuyên dụng đều đắt đỏ, thì các phần mềm mã nguồn mở cũng hữu dụng, đáng tin cậy, và có thể được tải về miễn phí. Trong bài báo này, chúng tôi mô tả một phác đồ thiết kế máng hướng dẫn phẫu thuật bằng các phần mềm mã nguồn mở để thực hiện tạo hình XHD bằng vạt xương mác tự do nhanh hơn với chi phí thấp, mà không cần sự hỗ trợ của các kĩ sư chuyên nghiệp. Kĩ thuật: Ba phần mềm mã nguồn mở được sử dụng lần lượt là SNAP®, Meshlab®, and Blender®. Dữ liệu DICOM (Digital Imaging and Communications in Medicine) của xương hàm mặt và xương mác của bệnh nhân trích xuất từ phim chụp cắt lớp vi tính được sử dụng làm dữ liệu đầu vào. Chúng tôi xây dựng hình ảnh xương hàm dưới sau khi tạo hình và các máng hướng dẫn cắt trên máy tính rồi in thành vật thể ba chiều nhờ máy in chuyên dụng để sử dụng trong mổ. Kết luận: Phác đồ này có thể cải thiện kết quả điều trị trong phẫu thuật hàm mặt tại những khu vực đang phát triển, nơi mà các phần mềm chuyên dụng đắt đỏ khó có thể tiếp cận được.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Antony AK, Chen WF, Kolokythas A, Weimer KA, Cohen MN. Use of virtual surgery and stereolithography-guided osteotomy for mandibular reconstruction with the free fibula. Plast Reconstr Surg. 2011;128(5):1080-1084.
2. Hou JS, Chen M, Pan CB, et al. Application of CAD/CAM-assisted technique with surgical treatment in reconstruction of the mandible. J Cranio-Maxillo-fac Surg Off Publ Eur Assoc Cranio-Maxillo-fac Surg. 2012;40(8):e432-437.
3. Li WZ, Zhang MC, Li SP, Zhang LT, Huang Y. Application of computer-aided three-dimensional skull model with rapid prototyping technique in repair of zygomatico-orbito-maxillary complex fracture. Int J Med Robot Comput Assist Surg MRCAS. 2009;5(2):158-163.
4. Moro A, Cannas R, Boniello R, Gasparini G, Pelo S. Techniques on modeling the vascularized free fibula flap in mandibular reconstruction. J Craniofac Surg. 2009;20(5):1571-1573.
5. Stirling Craig E, Yuhasz M, Shah A, et al. Simulated surgery and cutting guides enhance spatial positioning in free fibular mandibular reconstruction. Microsurgery. 2015;35(1):29-33.
6. Metzler P, Geiger EJ, Alcon A, Ma X, Steinbacher DM. Three-dimensional virtual surgery accuracy for free fibula mandibular reconstruction: planned versus actual results. J Oral Maxillofac Surg Off J Am Assoc Oral Maxillofac Surg. 2014;72(12):2601-2612.
7. Rodby KA, Turin S, Jacobs RJ, et al. Advances in oncologic head and neck reconstruction: systematic review and future considerations of virtual surgical planning and computer aided design/computer aided modeling. J Plast Reconstr Aesthetic Surg JPRAS. 2014;67(9):1171-1185.
8. Ganry L, Hersant B, Quilichini J, Leyder P, Meningaud JP. Use of the 3D surgical modelling technique with open-source software for mandibular fibula free flap reconstruction and its surgical guides. J Stomatol Oral Maxillofac Surg. 2017;118(3):197-202.