XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT CAO CHUẨN HÓA KIỂM SOÁT HÀM LƯỢNG CURCUMINOID TỪ THÂN RỄ NGHỆ VÀNG (RHIZOMA CURCUMAE LONGA)

Nguyễn Thị Bích Tuyền1, Nguyễn Thanh Sil1, Trương Thị Thanh Tuyền1, Trần Thị Ngọc Trân1, Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Curcuminoid, hợp chất chủ yếu tạo nên màu vàng và hoạt tính sinh học cho Nghệ, có rất nhiều ứng dụng trong y học. Nghiên cứu hiện tại tập trung vào việc khảo sát quy trình chiết xuất curcuminoid từ thân rễ Nghệ vàng bằng dung môi ít độc, thân thiện với môi trường và tạo ra thành phẩm cao chuẩn hóa có kiểm soát hàm lượng curcuminoid. Đây là một hướng đi đầy hứa hẹn về một phương pháp tiềm năng trong ngành công nghiệp dược để tạo ra các sản phẩm bảo vệ sức khỏe con người. Mục tiêu: Xây dựng quy trình chiết 100 gam cao chuẩn hóa có kiểm soát hàm lượng curcuminoid từ thân rễ Nghệ vàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nguyên liệu thân rễ Nghệ vàng tươi được thu hái tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, phơi khô, xay thành bột và bảo quản, đạt các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V (DĐVN V) trước khi sử dụng. Mẫu thử được kiềm hóa, lọc thu lấy dịch, sau đó được acid hóa đến pH acid thích hợp để curcuminoid kết tủa. Cao chuẩn hóa Nghệ vàng có kiểm soát hàm lượng curcuminoid được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép với đầu dò dãy diod quang (HPLC/PDA). Kết quả: Điều kiện chiết xuất khảo sát được, bao gồm: dung dịch NaOH, pH kiềm = 13, dung dịch acid tartaric, pH acid hóa dịch kiềm = 3, thời gian lắng tủa là 4 giờ. Từ 2 Kg bột Nghệ đạt tiêu chuẩn DĐVN V thu được 100 g cao định chuẩn Nghệ vàng chứa 27,5% curcuminoid toàn phần. Kết luận: Nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình chiết cao chuẩn hóa có kiểm soát hàm lượng curcuminoid từ quy mô 2 kg bột Nghệ vàng và có tiềm năng triển khai trên quy mô pilot.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Xuân Tuyền (2019), Xây dựng và tối ưu hóa quy trình chiết xuất curcuminoid từ dư phẩm bột Nghệ vàng, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ahmad R.S., et al. (2020), “Biochemistry, safety, pharmacological activities, and clinical applications of turmeric: a mechanistic review”, Evid Based Complement Alternat Med, 2020:7656919.
3. Fu Y.S., et al. (2021), “Pharmacological properties and underlying mechanisms of curcumin and prospects in medicinal potential”, Biomed Pharmacother, 141:111888.
4. Kharat M., Du Z., Zhang G., McClements D.J. (2017), “Physical and chemical stability of curcumin in aqueous solutions and emulsions: impact of pH, temperature, and molecular environment”, J Agric Food Chem, 65(8), pp. 1525-1532.
5. Le H.T., Fauster T., Haas K., Jaeger H. (2022), “Aqueous extraction of curcuminoids from Curcuma longa: effect of cell disintegration pre-treatment and extraction condition”, Food Bioproc Tech, 15(6), pp. 1359-1373.
6. Patil S.S., Pathak A., Rathod V.K. (2021), “Optimization and kinetic study of ultrasound assisted deep eutectic solvent based extraction: a greener route for extraction of curcuminoids from Curcuma longa”, Ultrason Sonochem, 70:105267.
7. Ruesgas-Ramón M., Figueroa-Espinoza M.C., Durand E. (2017), “Application of deep eutectic solvents (DES) for phenolic compounds extraction: overview, challenges, and opportunities”, J Agric Food Chem, 65(18), pp. 3591-3601.
8. Singh K., et al. (2022), “Impact of green extraction on curcuminoid content, antioxidant activities and anti-cancer efficiency (in vitro) from turmeric rhizomes (Curcuma longa L.)”, Foods, 11(22):3633.