NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT TƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TIM TIM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM DO BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 136 bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 1 năm 2021. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán và loại trừ. Bệnh nhân nghiên cứu đều được định lượng NT-proBNP khi nhập viện và sau đợt điều trị. Sử dụng thuật toán thống kê y học để xác định sự biến đổi nồng độ NT-proBNP theo các đặc điểm suy tim và đặc điểm rối loạn nhịp tim. Kết quả: Nhóm bệnh nhân > 75 tuổi có mức NT-proBNP trung bình cao nhất 3468,975 ± 7876,498 pg/ml. Nhóm < 50 tuổi có giá trị thấp nhất 519,139 ± 160,953 pg/ml. Sự khác biệt là có ý nghĩa với p=0,017. NT-proBNP đều có biến đổi, nhóm có tuổi càng cao thì giá trị càng tăng. Nồng độ NT-proBNP ở nhóm có chức năng tâm thu thất trái giảm thấy cao hơn so với nhóm có chức năng tâm thu thất trái bình thường hoặc giảm nhẹ. Số lượng ngoại tâm thu thất trước và sau điều trị cũng có sự thay đổi đáng ghi nhận, sau điều trị số lượng ngoại tâm thu thất giảm đi đáng kể sự khác biệt là có ý nghĩa p<0,001. Kết luận: Nồng độ NT-proBNP có liên quan tới tuổi và mức độ suy tim theo NYHA, và mối liên quan nghịch giữa nồng độ NT-proBNP với chức năng tâm thu thất trái. Rối loạn nhịp tim đặc biệt là ngoại tâm thu thất là hay gặp nhất ở bệnh nhân suy tim có bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
NT-proBNP, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Mạnh Hùng và cộng sự. (2019). Lâm sàng tim mạch học. Nhà xuất bản Y học.
3. Sadanandan S., Cannon CP., Chekuri K., et al. (2004). Association of elevated B-tupe natriuretic peptide levels with angiographic finding among patients with unstable angina and non-ST segmant eevation myocardial infarction. J Am Coll Cardiol., 44(3): 564-568.
4. Viên Hoàng Long và cộng sự. (2013). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân BMV mang YTNC tồn dư tại Khoa Khám - BV Bạch Mai. Tạp chí Tim Mạch Học, số 63:28-32
5. Hendricks S., Dykun I., Balcer B., et al. (2020). Higher BNP/NT-proBNP levels stratify prognosis in patients with coronary artery disease but without heart failure. European Heart Journal., 41 (Supp 2): ehaa946.1335.
6. Sokhanvar S., Shekhi M., Mazlomzadeh S., et al. (2011). The Relationship between Serum NT- Pro-BNP Levels and Prognosis in Patients with Systolic Heart Failure. Cardiovasc Thorac Res., 3(2): 57-61.
7. Zhaohua Geng., Lan Huang., Mingbao Song., et al. (2017). N-terminal pro-brain natriuretic peptide and cardiovascular or all-cause mortality in the general population: A meta-analysis. Sci Rep., 30 (7): 41504.
8. Januzzi J.L., Camargo C.A., Anwaruddin S., et al. (2005). The N-terminal pro-BNP investigation of dyspnea in the emergency department (PRIDE) study. Am J Cardiol., 95(8): 948-954.
9. Tạ Mạnh Cường và cộng sự. (2010). Nghiên cứu nồng độ Pro-B type Natriueretic peptide (Pro - BNP) của bệnh nhân suy tim mạn tính. Tạp chí Y học Việt Nam, số 2: 36-42.