NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC VÀ HÓA MÔ MIỄN DỊCH UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN TIỀN LIỆT KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Trần Ngọc Dũng1,, Hứa Thị Giang2, Trần Văn Hợp3
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chẩn đoán mô bệnh học ung thư biểu mô (UTBM) tuyến tiền liệt (TTL) chủ yếu dựa vào tiêu bản mô học thông thường, tuy nhiên trong một số trường hợp khó xác định cần dựa vào xét nghiệm hóa mô miễn dịch (HMMD) hỗ trợ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những đặc điểm mô bệnh học, biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và mối liên quan với điểm Gleason ở các bệnh nhân UTBMTTL ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 75 bệnh nhân được chẩn đoán là UTBMTTL tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên, từ 1/2016 đến 6/2022. Phân tích đặc điểm mô bệnh học, biểu lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch và đánh giá mối liên quan với điểm Gleason. Kết quả: UTBM tuyến nang 46,7%, Gleason 8 - 10 điểm chiếm 39,8%. Xâm lấn thần kinh chiếm 24,0%. Tỷ lệ bộc lộ với dấn ấn AMACR (P504s) là 93,3%, nhóm có điểm Gleason từ 8-10 là 57,1%. Tỷ lệ bộc lộ với ERG là,33%, nhóm có điểm Gleason ≤7 chiếm 75%. Chỉ số Ki67 trung bình 14,1%, trung vị 10%, có 67,4% các trường hợp Gleason 8-10 điểm bộc lộ cao với Ki67. Kết luận: Chủ yếu là típ UTBM tuyến nang, Gleason 8 - 10 điểm, xâm lấn thần kinh chiếm tỷ lệ cao, điểm Gleason càng cao thì tỷ lệ xâm lấn thần kinh càng lớn. Bộc lộ với dấu ấn AMACR chủ yếu ở nhóm có điểm Gleason từ 8-10. Bộc lộ với ERG cao ở nhóm có điểm Gleason ≤7. Điểm Gleason càng cao thì chỉ số Ki67 bộc lộ càng lớn. Không có mối liên quan giữa bộc lộ Ki-67 với PSA/Hth

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gospodarowiz M.K, Denis L.J, Griffiths K., et al. UICC Manual of Clinical Oncology. In: International Union against Cancer. Vol 8. ; 2014:585-598.
2. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
3. Ferlay J, Soerjomataram I, Dikshit R, et al. Cancer incidence and mortality worldwide: sources, methods and major patterns in GLOBOCAN 2012. Int J Cancer. 2015;136(5):E359-386. doi:10.1002/ ijc.29210.
4. Moch H, Cubilla AL, Humphrey PA, Reuter VE, Ulbright TM. The 2016 WHO Classification of Tumours of the Urinary System and Male Genital Organs-Part A: Renal, Penile, and Testicular Tumours. Eur Urol. 2016; 70(1): 93 - 105 doi:10.1016/j. eururo.2016
5. Ngô Quốc Đạt. Áp dụng điểm Gleason trong chẩn đoán carcinom tuyến của Tuyến tiền liệt. Trường Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2006.
6. Lê Văn Kỳ. Đặc điểm mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán ung thư biểu mô. Accessed September 28, 2022.
7. Phạm Quốc Thắng NST, Phan Đặng Anh Thư và cộng sự. Áp dụng hệ thống phân loại Gleason theo ISUP 2014 trong chẩn đoán Carcinom tuyến tiền liệt.
8. Jiang Z, Woda BA. Diagnostic utility of α-methylacyl CoA racemase (P504S) on prostate needle biopsy. Adv Anat Pathol. 2004;11(6):316-321.
9. Hashmi AA, Khan EY, Irfan M, et al. ERG oncoprotein expression in prostatic acinar adenocarcinoma; clinicopathologic significance. BMC Res Notes. 2019;12(1):35. doi:10.1186/s13104-019-4090-x