NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI THỂ TÍCH CẤU TRÚC VỎ NÃO VẬN ĐỘNG SƠ CẤP THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH TRÊN MỘT QUẦN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Nguyễn Thị Kim Phượng1, Nguyễn Lê Chiến1, Trần Hải Anh1, Nguyễn Minh Hải2,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103,

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm (i) Xác định giá trị và sự thay đổi thể tích vỏ não vận động sơ cấp theo tuổi và giới; và (ii) Xây dựng phương trình hồi quy đánh giá sự thay đổi thể tích vỏ não vận động sơ cấp theo tuổi và giới trên một quần thể người Việt Nam trưởng thành. Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu hình ảnh cộng hưởng từ não bộ của 98 người Việt Nam trưởng thành (48 nam), thuận tay phải, được chụp tại Bệnh viện Quân y 103 với nhận định hình ảnh sọ não không có tổn thương bởi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh. Phân tích về thể tích cấu trúc vỏ não vận động sơ cấp bằng phần mềm FREESURFER (phiên bản 7.1). Kết quả nghiên cứu: Thể tích nội sọ (TTNS) của nam lớn hơn nữ (p<0,001). Sau hiệu chỉnh loại bỏ tác động của TTNS, thể tích vỏ não vận động sơ cấp giữa hai giới khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở nam giới, thể tích vỏ não vận động sơ cấp cả phía trước (BA4a) và vỏ não vận động phía sau (BA4p) thuộc bán cầu não trái đều giảm dần theo tuổi; còn não phải có thể tích vỏ não vận động phía trước (BA4a) giảm dần theo tuổi. Ở nữ giới, thể tích vỏ não vận động sơ cấp giảm theo tuổi nhưng mức giảm không có ý nghĩa thống kê. Bên bán cầu trái, chỉ có thể tích vỏ não vận động sơ cấp phía trước của nữ có phương trình hồi quy tuyến tính, V=0,001×TTNS-8,998×Tuổi+912,51. Ở bán cầu não phải, thể tích vỏ não vận động sơ cấp phía trước của nam là V= -10,89×Tuổi+2896,36; của nữ là V= 0,001×TTNS-8,591×Tuổi+480,86 (mm3). Kết luận: Thể tích vỏ não vận động sơ cấp không khác biệt giữa nam và nữ sau hiệu chỉnh theo TTNS. Một phần vỏ não vận động sơ cấp giảm khi độ tuổi tăng lên đặc biệt là sau tuổi trung niên. Chỉ có thể tích vỏ não vận động sơ cấp phía trước của cả hai giới ở hai bán cầu là tỷ lệ thuận với TTNS và tỷ lệ nghịch với tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tống Quốc Đông (2020). "Nghiên cứu một số kích thước, thể tích bán cầu đại não và não thất bằng cộng hưởng từ ở người Việt Nam trưởng thành bình thường.", Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
2. Fischl B. (2012). "FreeSurfer", Neuroimage. 62(2): 774-781.
3. Greenberg D. L., Messer D. F., Payne M. E., et al. (2008). "Aging, gender, and the elderly adult brain: an examination of analytical strategies", Neurobiology of aging. 29(2): 290-302.
4. Hall J. E. (2021). "Guyton and Hall Textbook of Medical Physiology, Jordanian Edition E-Book", 14th, Elsevier Health Sciences: 697-726.
5. Kijonka M., Borys D., Psiuk-Maksymowicz K., et al. (2020). "Whole brain and cranial size adjustments in volumetric brain analyses of sex-and age-related trends", Frontiers in neuroscience. 14: 278.
6. Lemaitre H., Goldman A. L., Sambataro F., et al. (2012). "Normal age-related brain morphometric changes: nonuniformity across cortical thickness, surface area and gray matter volume?", Neurobiology of aging. 33(3): 617. e1-617. e9.
7. Ryan J., Artero S., Carrière I., et al. (2014). "Brain volumes in late life: gender, hormone treatment, and estrogen receptor variants", Neurobiology of aging. 35(3): 645-654.
8. Voevodskaya O., Simmons A., Nordenskjöld R., et al. (2014). "The effects of intracranial volume adjustment approaches on multiple regional MRI volumes in healthy aging and Alzheimer's disease", Frontiers in aging neuroscience. 6: 264.