TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ 6-23 THÁNG TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM - TƯ VẤN DINH DƯỠNG VÀ TIÊM CHỦNG, VIỆN ĐÀO TẠO Y HỌC DỰ PHÒNG VÀ Y TẾ CÔNG CỘNG

Phan Quốc Anh1,, Trần Thị Phương Lan2, Nguyễn Thị Hương Lan1, Phạm Đức Minh3, Nguyễn Minh Diệu1, Nguyễn Minh Ngọc1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Quân Y 354
3 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em không chỉ trong thời ấu thơ mà còn ảnh hướng đến sự phát triển và sức khỏe ở tuổi trưởng thành. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi tại phòng khám - tư vấn dinh dưỡng và tiêm chủng, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 394 trẻ trong độ tuổi 6-23 tháng tuổi tại phòng khám – tư vấn dinh dưỡng và tiêm chủng, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (YHDP&YTCC). Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi 13,2%, gầy còm 9,4%, nhẹ cân 11,2%, tỷ lệ thừa cân béo phì (TCBP) 5,8%. Tỷ lệ SDD có xu hướng tăng dần trong độ tuổi 6-23 tháng tuổi. Trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ cao mắc SDD thấp còi hơn trẻ sinh đủ cân, tình trạng SDD gầy còm và thấp còi với tuần thai khi sinh, trẻ sinh non. Kết luận: Tỷ lệ SDD tăng lên theo các nhóm tuổi trong nghiên cứu. Tình trạng cân nặng sơ sinh có liên quan tới tình trạng SDD thấp còi và tuổi thai khi sinh có liên quan tới tình trạng SDD gầy còm và nhẹ cân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UNICEF, WHO, WB, “Levels and trends in child malnutrition 2021”, WHO Document Production Services, 2021.
2. Viện Dinh dưỡng quốc gia, Tổng điều tra Dinh dưỡng 2019 - 2020. Trung tâm giáo dục truyền thông dinh dưỡng, 2021.
3. WHO, WHO Child Growth Standards Length/height-for-age, weight-for-age, weight-for-length, weight-for-height and body mass index-for-age; methods and development. trong WHO child growth standards. 2006.
4. Trịnh Bảo Ngọc và cs “Một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang 2020”, 2021, doi: https://doi.org/10.52852/tcncyh.v146i10.343.
5. Nguyễn Thị Ngọc Ánh và cs “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 24 tháng tuổi điều trị tại khoa nhi Bệnh viện E”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 508,tr103–106,2021,doi: https://doi.org/10.51298/vmj.v508i1.1516.
6. Sophiya Uprety et al, “Nutritional Trends and Practices Among 6-23 Months Old Children: A Hospital-Based Cross-Sectional Study From Bhaktapur, Nepal”,2020, doi: 10.21203/rs.3.rs-131657/v1.
7. A. Janmohamed et al, “Complementary feeding practices and associated factors among Mongolian children 6–23 months of age”, Maternal & Child Nutrition, vol 16,2020, doi: 10.1111/mcn.12838.
8. J. Saha et al., “Effects of Dietary Diversity on Growth Outcomes of Children Aged 6 to 23 Months in India: Evidence from National Family and Health Survey”,Nutrients,vol 15, 2023, doi: 10.3390/nu15010159.