ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG SAU MỔ CỐ ĐỊNH XƯƠNG SỬ DỤNG SPACER VÀ CHUỖI HẠT XI MĂNG KHÁNG SINH

Đoàn Lê Vinh1,, Lê Mạnh Sơn1, Nguyễn Văn Phan1, Nguyễn Thành Luân1, Phạm Vũ Anh Quang1, Ngô Đức Quang1, Nguyễn Văn Đạt1, Vũ Đình Thắng1, Đỗ Trọng Hùng1
1 Bệnh viện HN Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 37 bệnh nhân nhiễm trùng sau mổ kết hợp xương bên trong và cố định ngoại vi, được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị nhiễm trùng sau mổ cố định xương sử dụng spacer và chuỗi hạt xi măng kháng sinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn lựa chọn, tiến hành phẫu thuật 2 thì, khám lại đánh giá kết quả sau mổ 6 tháng. Kết quả: Sau phẫu thuật 6 tháng, có 1 bệnh nhân (2.7%) phải mổ lại do nhiễm trùng tái phát, 36 bệnh nhân (97.3%) vết mổ liền sẹo tốt, không rò, không có dấu hiệu nhiễm trùng tái phát. Trên phim XQ, trong số 36 bệnh nhân, có 33 bệnh nhân (91.7%) đã liền xương, 2 bệnh nhân (5.6%) chậm liền và 1 bệnh nhân (2.7%) khớp giả phải phẫu thuật ghép xương. Kết luận: Điều trị nhiễm trùng sau mổ cố định xương sử dụng spacer, chuỗi hạt xi măng kháng sinh là an toàn, hiệu quả, ít biến chứng, cho tỉ lệ khỏi nhiễm trùng và tỉ lệ liền xương cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kizkapan T.B., Misir A., Oguzkaya S. và cộng sự. (2021). Reliability of radiographic union scale in tibial fractures and modified radiographic union scale in tibial fractures scores in the evaluation of pediatric forearm fracture union. Jt Dis Relat Surg, 32(1), 185–191.
2. Nelson C.L. (2004). The current status of material used for depot delivery of drugs. Clin Orthop Relat Res, (427), 72–78.
3. Cierny G., Mader J (1983). The surgical treatment of adult osteomyelitis. New York, NY, USA: Churchill Livingstone, 4814–4834.
4. Willenegger H, Roth B (1986). Treatment tactics and late results in early infection following osteosynthesis. 12, 241–246.
5. Musahl V, Tarkin I, Kobbe P, et al (2009). New trends and techniques in open reduction and internal fixation of fractures of the tibial plateau. 9(14), 426–433.
6. Anagnostakos K. và Kelm J. (2009). Enhancement of antibiotic elution from acrylic bone cement. J Biomed Mater Res B Appl Biomater, 90(1), 467–475.
7. Kanakaris N., Gudipati S., Tosounidis T. và cộng sự. (2014). The treatment of intramedullary osteomyelitis of the femur and tibia using the Reamer-Irrigator-Aspirator system and antibiotic cement rods. Bone Joint J, 96-B(6), 783–788.
8. Morelli I, Drago L, George DA, Gallazzi E, Scarponi S, Romanò CL (2016). Masquelet technique: myth or reality? A systematic review and meta-analysis. 68–76.