TÌNH TRẠNG LỆCH LẠC KHỚP CẮN Ở HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG LIÊN CẤP HERMANN GMEINER, HÀ NỘI NĂM 2023

Lưu Văn Tường1, Đỗ Thị Thu Hương1,, Đinh Diệu Hồng1, Trương Thị Mai Anh1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong các thập niên qua, chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh đã được quan tâm nhiều hơn, tình trạng lệch lạc khớp cắn được xã hội ngày càng chú trọng. Trường liên cấp Hermann Gmeiner, Hà Nội là một trong những trường chú trọng đến công tác Nha học đường và điều trị dự phòng cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tình trạng lệch lạc khớp cắn ở học sinh là cần thiết để cung cấp các số liệu để điều trị dự phòng, nắn chỉnh răng cho đối tượng học sinh. Qua nghiên cứu, phân tích các dữ liệu về tình trạng lệch lạc khớp cắn học sinh khối lớp 9, của trường liên cấp Hermann Gmeiner, Hà Nội năm 2023, chúng tôi nhận thấy rằng: - 13,9% các em có khuôn mặt lệch phải và chỉ có 2 em có khuôn mặt lệch trái. - Tỷ lệ học sinh có 3 tầng mặt cân xứng chiếm đến 91,1%. Ba tầng mặt không cân đối chỉ thấy ở 8,9%. - Các kiểu mặt lồi và mặt lõm chiếm tỷ lệ tương ứng là 21,5% và 11,4%. - Có 83,5 % học sinh khối lớp 9 có tương quan môi trên – môi dưới bình thường, môi trên ở phía ngoài môi dưới. Số còn lại, 16,5% học sinh có tư thế môi đảo ngược. - Đa số học sinh lớp 9 có tương quan Angle loại I cả răng 6 và răng 3, cả bên phải và bên trái. - Tình trạng cắn ngược răng cửa chỉ gặp ở 8,9% học sinh, tuy nhiên có 35,4% học sinh có răng cửa khấp khểnh. - Tỷ lệ bất thường về số lượng răng cũng thấp, chiếm 10,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Thu Phương. Chỉnh hình răng mặt tập 1, tập 2. NXB Giáo dục. 2013.
2. Trịnh Đình Hải, Đào Ngọc Phong. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng trong nha khoa. NXB Y học. 2014.
3. Đào Thị Dung. Phòng bệnh răng miệng và chương trình Nha học đường. NXB Y học. 2013.
4. Trịnh Đình Hải. Oral Health promotion for school children in Vietnam. Medical publishing house. Hanoi 2011.