ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Tạ Thị Diệu Ngân1,2,3,, Lã Thị Tuyết1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang 300 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2017-2022 nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Kết quả: Có 71,3% bệnh nhân sốt; 89% có triệu chứng của ổ nhiễm khuẩn khởi điểm, hay gặp nhất là từ đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh; 48,3% bệnh nhân có suy tạng trong đó có 23% suy đa tạng; 15,7% sốc khi nhập viện. Các vi khuẩn chính gây bệnh là E. coli (28%), S. aureus (27,3%), K. pneumoniae (10%). E. coli nhạy hầu hết với amikacin, nhóm carbapenem, piperacillin-tazobactam. Có 76,9% chủng E. coli kháng cotrimoxazole, trên 40% kháng ceftriaxone, cefotaxime, ciprofloxacin và levofloxacin. Hầu hết K. pneumoniae nhạy cảm với amikacin, gentamicin, carbapenem, levofloxacin, piperacillin-tazobactam; hơn 80% số chủng K. pneumoniae nhạy cảm với ampicillin-sulbactam, ceftriaxone, cefotaxime, tobramycin. Với S. aureus, 100% nhạy vancomycin, linezolide, nitrofurantoin, quininpristin; trên 90% nhạy cotrimoxazole, rifampicin, tigecycline, moxifloxacin; S. aureus kháng clindamycin (67,9%), cefoxitin (60%), oxacillin (61,7%). 100% chủng S.suis nhạy ceftriaxone, vancomycin và linezolide; kháng clindamycin và erythromycin lần lượt là 75% và 72,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016;315(8):801-810. doi:10.1001/jama.2016.0287
2. Rudd KE, Johnson SC, Agesa KM, et al. Global, regional, and national sepsis incidence and mortality, 1990-2017: analysis for the Global Burden of Disease Study. Lancet. 2020; 395 (10219):200-211. doi:10.1016/S0140-6736(19)32989-7
3. Kumar A, Roberts D, Wood KE, et al. Duration of hypotension before initiation of effective antimicrobial therapy is the critical determinant of survival in human septic shock. Crit Care Med. 2006;34(6):1589-1596. doi:10.1097/01.CCM.0000217961.75225.E9
4. Shah PM. PCR for Detection of Bacteremia. Journal of Clinical Microbiology. 2000;38(2):943-943. doi:10.1128/JCM.38.2.943-943.2000
5. Kim SH, Song JH, Chung DR, et al. Changing Trends in Antimicrobial Resistance and Serotypes of Streptococcus pneumoniae Isolates in Asian Countries: an Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens (ANSORP) Study. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 2012; 56(3):1418-1426. doi:10.1128/AAC.05658-11
6. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, 2016.
7. Aminzadeh Z, Parsa E. Relationship between Age and Peripheral White Blood Cell Count in Patients with Sepsis. Int J Prev Med. 2011;2(4):238-242.
8. Gao Q, Li Z, Mo X, Wu Y, Zhou H, Peng J. Combined procalcitonin and hemogram parameters contribute to early differential diagnosis of Gram-negative/Gram-positive bloodstream infections. Journal of Clinical Laboratory Analysis. 2021;35(9):e23927. doi:10.1002/jcla.23927
9. Chumbita M, Puerta-Alcalde P, Gudiol C, et al. Impact of Empirical Antibiotic Regimens on Mortality in Neutropenic Patients with Bloodstream Infection Presenting with Septic Shock. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 2022;66(2):e01744-21.doi:10.1128/AAC.01744-21
10. Liu Y, Cui B, Pi C, et al. Analysis of prognostic risk factors of bloodstream infections in Beijing communities: A retrospective study from 2015 to 2019. Mediterr J Hematol Infect Dis. 2021;13(1):e2021060-e2021060. doi:10.4084/MJHID.2021.060