NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN GAN NHIỄM HBV ĐÃ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN K TÂN TRIỀU

Nguyễn Việt Phương1,, Trần Viết Tiến1, Phạm Bá Đức2, Lê Văn Kỳ2, Hoàng Văn Tổng3
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện K Tân Triều
3 Viện nghiên cứu Y dược học Quân sự

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với một số đặc điểm mô bệnh học trên bệnh nhân ung thư gan nhiễm HBV đã phẫu thuật tại bệnh viện K Tân Triều từ năm 2018 đến năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 41 đối tượng ung thư biểu mô tế bào gan nhiễm vi rút viêm gan B đã được phẫu thuật. Kết quả: Nhóm tuổi 50 – 69 chiếm tỷ lệ đa số 70,7%; nam/nữ 3,1/1. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp: đau hạ sườn phải (65,9%), mệt mỏi (22,0%); tình cờ đi khám 26,8%. Nhóm AFP < 20 ng/ml chiếm 41,5%. Kích thước khối u ≥ 5cm chiếm 43,9%, 01 khối u chiếm tỷ lệ 73,2% và đa số ở thùy phải 68,3%. Đặc điểm giải phẫu bệnh: Tỷ lệ lớn khối u có độ biệt hóa tế bào độ II 63,4%, độ III 31,8%, 100% có xâm lấn mô đệm và 24,4% có xâm lấn mạch máu. Nồng độ AFP có liên quan đến độ kém biệt hóa tế bào và sự xâm lấn mạch máu. Kích thước khối u có liên quan tới độ kém biệt hóa tế bào nhưng không liên quan tới xâm lấn mạch máu trên mô bệnh học. Kết luận: Đối tượng ung thư biểu mô tế bào gan nhiễm HBV có tỷ lệ không nhỏ tình cờ phát hiện khi đi khám bệnh, kích thước khối u lớn và có độ biệt hóa tế bào đa số từ vừa đến kém biệt hóa. Độ biệt hóa tế bào ung thư liên quan tới nồng độ AFP và kích thước khối u; xâm lấn mạch máu trên mô bệnh học chỉ liên quan tới nồng độ AFP và không liên quan tới kích thước khối u.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F., Ferlay J., Soerjomataram I. et.al. (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. 68 (6), 394-424.
2. Schlageter M., Terracciano L. M., D'Angelo S. et.al. (2014). Histopathology of hepatocellular carcinoma. World J Gastroenterol, 20 (43), 15955-15964.
3. Bosman F. T., Carneiro F., Hruban R. H. et.al. (2010). WHO classification of tumours of the digestive system, Geneva 27, Switzerland.
4. Yu M. W., Chen C. J. (1993). Elevated serum testosterone levels and risk of hepatocellular carcinoma. Cancer Res, 53 (4), 790-794.
5. Thái Doãn Kỳ (2015). Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa chất sử dụng hạt vi cầu DC Beads. Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108.
6. Đào Việt Hằng (2016). Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần với các loại kim được lựa chọn theo kích thước khối u, Luận văn Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Trần Ngọc Minh (2020). Nghiên cứu mô bệnh học và hóa mô miễn dịch tổn thương tiền ung thư và ung thư biểu mô tế bào gan, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Wu G., Wu J., Wang B. et.al. (2018). Importance of tumor size at diagnosis as a prognostic factor for hepatocellular carcinoma survival: a population-based study. Cancer Manag Res, 10, 4401-4410.