THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ BIỆN PHÁP TRÁNH THAI CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NĂM 2022

Trần Quang Tuấn1,, Đào Thị Hồng Nhung1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về biện pháp tránh thai (BPTT) của sinh viên. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên (SV) điều dưỡng năm nhất của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (ĐH ĐDNĐ). Kết quả: 123 sinh viên tham gia nghiên cứu trong đó 95,9% SV biết ít nhất 1 trong các BPTT. Có 7 BPTT mà sinh viên biết: bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, thuốc diệt tinh trùng, đình sản, xuất tinh ngoài âm đạo, tính vòng kinh. SV nữ có kiến thức tốt là 76,5% cao gấp 3,575 lần sinh viên nam. SV có hoặc đã có người yêu có kiến thức tốt là 77,6% cao gấp 2,078 lần so với nhóm chưa có người yêu. Nhóm sinh viên tìm hiểu thông tin qua báo trí, truyền hình, internet có tỷ lệ kiến thức tốt 82,1% cao gấp 4,842 lần so với nhóm sinh viên tiếp cận thông tin theo cách khác. Kết luận: Có 95,9% trong 123 sinh viên biết ít nhất 1 trong 7 BPTT. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm sinh viên có kiến thức tốt với giới tính, đang có hoặc đã có người yêu; với cách tiếp cận thông tin (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Bình (2012). Phá thai ở Việt Nam ngày nay. Tạp chí Quốc tế về nghiên cứu học thuật trong Kinh doanh và Khoa học Xã hội
2. Nguyễn Thanh Phong (2012). Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của họ sinh - sinh viên năm nhất trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Tạp chí thông tin Y dược,01/2012,25-28
3. Ngô Thoại Dương, Nguyễn Thannh Hằng và cộng sự (2014). Các yếu tố nguy cơ của nạo phá thai nhiều lần và ý nghĩa đối với việc giải quyết tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở Việt Nam. Tạp chí Phụ khoa & Sản khoa Quốc tế, 123.
4. Reina M.-F., Ciaravino H., Llovera N. et al (2010). Contraception knowledge and sexual behaviour in secondary school students. Gynecological Endocrinology, July 2010, 26(7), 479-483.
5. Nguyễn Thanh Phong và cộng sự (2013). Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về một số biện pháp tránh thai của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, năm 2013, Tạp chí Phụ sản tháng 05/2014, 12(02), 207-210
6. Shah K H Afsha A. Bali ĩ. et al (2017) Menstrual Disorders from Puberty to Early Adult Age: A Cross - Sectional Survey Journal of Clmteal & Diagnostic Research, 11(10).
7. Bộ Y tế (2018). Niêm giảm thống kê Y Tế. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, 2017 -2018.143.
8. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Quỹ Dân sỗ Liên hợp quốc (2010) với nội dung chủ yếu về Chiên lược Dân sồ và sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 -2020. 1 -15.