NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SINH THIẾT PHÔI NANG CHƯA THOÁT MÀNG VÀ ĐANG THOÁT MÀNG ĐẾN KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI

Ngô Văn Thịnh1,2,, Nguyễn Đình Tảo1, Phạm Tuấn Anh2, Trần Thị Thu Thủy2, Lê Thị Thùy Dung1, Đặng Tiến Trường3
1 Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông
2 Đại học Bách khoa Hà Nội
3 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh ảnh hưởng của phương pháp sinh thiết phôi nang chưa thoát màng và đang thoát màng đến kết quả chuyển phôi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 615 chu kỳ chuyển đơn phôi nang đông lạnh chuẩn bội tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản-Bệnh viện đa khoa 16A Hà Đông từ 3/2018-9/2022. Trong đó, 247 phôi chuyển được sinh thiết theo phương pháp cho phôi chưa thoát màng và 368 phôi chuyển được sinh thiết theo phương pháp cho phôi đang thoát màng. Tỷ lệ có thai lâm sàng được tính toán để đánh giá hiệu quả giữa hai phương pháp. Kết quả: Tỷ lệ thai lâm sàng khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (44,6% và 42,6%, P = 0,626). Khác biệt không có ý nghĩa thống kê cũng được thể hiện khi so sánh ảnh hưởng của hai phương pháp đến tỷ lệ thai lâm sàng trong các phôi có cùng đặc điểm hình thái ICM-TE. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy phương pháp sinh thiết không phải là yếu tố liên quan đến khả năng có thai lâm sàng (OR: 1,237, 95% CI: 0,856-1,790, P = 0,258). Kết luận: Sinh thiết phôi chưa thoát màng và đang thoát màng có hiệu quả tương đương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

ESHRE Working group on Time-lapse technology (2020). Good practice recommendations for the use of time-lapse technology. Human Reproduction Open; 2020(2): p. hoaa008.
2. Capalbo A., et al. (2014). Correlation between standard blastocyst morphology, euploidy and implantation: an observational study in two centers involving 956 screened blastocysts. Hum Reproduction; 29(6): 1173–1181.
3. Scott K.L., Hong K.H., Scott R.T. (2013). Selecting the optimal time to perform biopsy for preimplantation genetic testing. Fertility and Sterility;100(3): 608–614.
4. Singh S., et al. (2019). Pregnancy rates after pre-implantation genetic screening for aneuploidy are only superior when trophectoderm biopsy is performed on hatching embryos. Journal of Assisted Reproduction and Genetics; 36: 621-628.
5. McArthur S.J., et al. (2005). Pregnancies and live births after trophectoderm biopsy and preimplantation genetic testing of human blastocysts. Fertil Sterility; 84(6): 1628–1636.
6. Gardner D.K., Schoolcraft W.B. (1999). Culture and transfer of human blastocysts. Curr Opin Obstet Gynecol ;11(3): 307–311.
7. Allen M., et al. (2022). Post-warming embryo morphology is associated with live birth: a cohort study of single vitrified-warmed blastocyst transfer cycles. J Assist Reprod Genetics; 39(2): 417–425.
8. Aoyama N., Kato K. (2020). Trophectoderm biopsy for preimplantation genetic test and technical tips: A review. Reprod Med Biology; 19(3): 222–231.