NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CREATININ HUYẾT THANH, EGFR VỚI MỘT SỐ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Trần Thanh Hưng1,, Phạm Hùng Phong1, Hồ Tấn Phát1, Diệp Thị Mộng Tuyền1, Trần Thị Kim Thảo1, Võ Duy Thông1,2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ và mối tương quan của creatinin huyết thanh, mức lọc cầu thận ở thời điểm 24 giờ và 48 giờ đầu với một số cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 97 bệnh nhân viêm tụy cấp được chẩn đoán và điều trị tại khoa Nội Tiêu Hóa và khoa Chăm Sóc Đặc Biệt của Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02/2015 đến 06/2016. Kết quả: Nồng độ BUN trung bình 35,20 ± 30 mg/dL với nhóm viêm tụy nặng, 12,88 ± 6,90 mg/dL với nhóm viêm tụy nhẹ (p < 0,001). eGFR với điểm Balthazar (p <0,05) và amylase có mối tương quan nghịch. Nồng độ Creatinin ở nhóm viêm tụy nặng trung bình là 2,43 ± 1,82 mg/dL, ở nhóm viêm tụy nhẹ là 1,07 ± 0,20 mg/dL (p < 0,001). Nồng độ eGFR ở nhóm viêm tụy nặng là 40,45 ± 17,80 mL/phút, nhóm viêm tụy nhẹ trung bình là 58,78 ± 4,12 mL/phút (p < 0,001). Có mối liên quan thuận giữa nồng độ creatinin với mức độ nặng viêm tụy cấp, ghi nhận AUC của eGFR là 0,840 (với p <0,001; KTC: 0,746-0,934), Creatinin có AUC là 0,855 (với p < 0,001; KTC: 0,759 – 0,951); eGFR: Điểm cắt 54,41 mL/phút với độ nhạy là 92%, độ chuyên là 75%; Creatinin: Điểm cắt 1,5 mg/dL với độ nhạy là 74,5%, độ chuyên là 100%. Kết luận: Creatinin có mối tương quan thuận và mức lọc cầu thận có tương quan nghịch với mức độ nặng của viêm tụy cấp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Trúc Thanh, Hiệu quả của liệu pháp lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp nặng. Tạp chí Y Học TP.HCM, 2014. 18(2): tr. 403.
2. Lipinski, M., A. Rydzewski, and G. Rydzewska, Early changes in serum creatinine level and estimated glomerular filtration rate predict pancreatic necrosis and mortality in acute pancreatitis: Creatinine and eGFR in acute pancreatitis. Pancreatology, 2013. 13(3): p. 207-211.
3. Toouli, J., et al., Guidelines for the management of acute pancreatitis. Journal of Gastroenterology and Hepatology, 2002. 17: p. S15-S39.
4. Mole, D.J., et al., Incidence of individual organ dysfunction in fatal acute pancreatitis: analysis of 1024 death records. HPB, 2009. 11(2): p. 166-170.
5. Kes, P., et al., Acute Renal Failure Complicating Severe Acute Pancreatitis. Renal Failure, 1996. 18(4): p. 621-628.
6. Tran, D.D., et al., Acute renal failure in patients with acute pancreatitis: prevalence, risk factors, and outcome. Nephrology Dialysis Transplantation, 1993. 8(10): p. 1079-1084.
7. Brown, A., J. Orav, and P.A. Banks, Hemoconcentration Is an Early Marker for Organ Failure and Necrotizing Pancreatitis. Pancreas, 2000. 20(4): p. 367-372.
8. Muddana, V., et al., Elevated Serum Creatinine as a Marker of Pancreatic Necrosis in Acute Pancreatitis. Am J Gastroenterol, 2009. 104(1): p. 164-170.
9. Eckerwall, G., et al., Fluid resuscitation and nutritional support during severe acute pancreatitis in the past: What have we learned and how can we do better? Clinical Nutrition, 2006. 25(3): p. 497-504.