CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHẬM RỖNG DẠY DÀY SAU CẮT DẠ DÀY BÁN PHẦN DO UNG THƯ DẠ DÀY

Thái Nguyên Hưng1,, Phan Văn Linh2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả triệu chứng lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS) và các yếu tố nguy cơ  của hội chứng chậm rỗng dạ dày sau cắt bán phần dạ dày do ung thư dạ dày (UTDD). 2. Kết quả điều trị các trường hợp chậm rỗng dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Những BN sau cắt dạ dày bán phần (DDBP) do UTDD xuất hiện hội chứng chậm rỗng dạ dày, được chẩn đoán và điều trị tại khoa ngoại bụng 2, BV K. + Phương pháp NC: Mô tả các ca lâm sàng (hồi cứu). + Thời gian: 2021-T4/2023. Kết quả NC: Có 4 BN có CRDD sau cắt BPDD do UTDD, nam 2, nữ 2, tuổi TB 65,5 T; Thời gian TB xuất hiện CRDD 10,75 ngày sau cắt DDBP (từ 10-12 ngày), 3 BN có ĐTĐ, 1 BN có tiền sử lo lắng, rối loạn tâm lý (trước mổ); 1 BN có hẹp môn vị (HMV), 3 BN khác có khối UTDD ở vị trí thân vị hoặc góc bờ cong nhỏ (BCN). Các BN được cắt DDBP triệt căn, nạo vét hạch D2, nối DD-hỗng tràng Finstere (Billroth 2). Biểu hiện CRDD: Đau thượng vị, bụng chướng, buồn nôn, nôn. XQ bụng: không có mức nước hơi.Chụp CLVT: không có dấu hiểu tắc ruột. Chụp DD sau 6 h (Telebrix): Mỏm dạ dày giãn, thuốc còn ở DD sau 6h, thuốc xuống hết qua miệng nối sau 12h, thuốc xuống đại tràng (không có tắc ruột). Bốn BN được điều trị nội khoa: Hút dạ dày, PPI, bồi phụ nước, điện giải, dùng erythromycine liều thấp; 3 BN đáp ứng tốt,BN thứ 4 dùng phối hợp với KT điện cơ đáp ứng tốt sau 12 ngày. Thời gian điều trị CRDD trung bình 6,75 ngày (từ 5-12 ngày). Kết luận: Chậm rỗng dạ dày sau cắt BPDD do UTDD xuất hiện sau mổ 10-12 ngày (TB 10,75 ngày); Tuổi TB 65,5 T. Triệu chứng LS đau thượng vị,buồn nôn, nôn. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm ĐTĐ (NC này là 75%), hẹp môn vị, UTDD ở bờ cong nhỏ dạ dày hay thân vị (thể tích DD còn lại nhỏ). Chẩn đoán cần loại trừ tắc ruột cơ giới. Chụp dạ dày với thuốc cản quang sau 6h thuốc còn ở dạ dày, thuốc lưu thông chậm. Điều trị Erythromycin liều nhỏ (uống) có kết quả tốt. Có thể kết hợp với châm cứu và/hoặc kích thích điện cơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Thanh Tùng: Nghiên cứu xạ hình làm trống dạ dày trong chẩn đoán liệt dạ dày ở bệnh nhân Parkingson.Luận án Tiến sỹ Y học.TP.HCM 2022.
2. Huang I-Hsuan et al: Prevalence of delayed gastric emptying in patients with gastroparesis like symptoms.Alimentary Pharmacology -Therapeutics.2023.Volume 57 (7):773-782
3. Linda E Watson et al: Gastric Emptying in Patients with Well-Controlled Type 2 Diabetes Compared With Young and Older control Subjects Without Diabetes.J Clin Endocrinol Metab,August 2019,104 (8):3311-3319.
4. Marcani L, SE Prichard, C Hellier-Wood, C Cortigan, CL Hoad, PA Gowland, RC Spiller: Delayed gastric emptying and reduced post prandial small bowel water content of equicaloric whole meal bread versus rice meals in healthy subject:Novel MRI insights
5. Meng. H, Dhou D, Jiang X,Ding W, Lul: Incidence and risk factors for post surgical gastroparesis syndrome after laparoscopic and open radical gastrectomy.World Journal Surg Oncol.2013;11:114
6. Oshima T et al: Genetic factors for functional dyspepsia. J.Gastroenterol Hepatol 2011; 26 (suppl 3): 83-7
7. Simren M: et al: Visceral Hypersensityvity is associated with GI symptom severity in functional GI disorders:conisisting findings from five difererent patient cohort.Gut.2018; 67:255-62.
8. Soenen S, Rayner CK, Horowitz M, Jones KL: Gastric emptying in the elderly.Clin Geriatr Med. 2015; 31:339-53.
9. Tao Pang, Xiao-YiYin, Hang-Tian Cui, Zheng-Mao Lu, Ming-Ming Nie, Kai Yin, Guo-En Fang, Tian-Hang luo and Xu-Chao Xue: Analysis of risk factors and prevention strategies for functional delayed gastric emptying in 1243 patients with distal gastric cancer. World journal of Surgical Oncology.2020,18:302.