ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TAI TRONG BỆNH XƠ NHĨ

Hồ Mạnh Phương1,, Phạm Thanh Thế2, Hồ Lê Hoài Nhân3
1 Học viên
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phẫu thuật gỡ xơ dính trong điều trị bệnh xơ nhĩ hơn 10 năm qua đã bộc lộ nhược điểm rất căn bản là không ngăn được quá trình xơ hoá tái diễn sau phẫu thuật vì vậy sức nghe vừa được cải thiện sau phẫu thuật chỉ duy trì được một thời gian ngắn lại giảm xuống. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật thay thế xương con xơ dính bằng trụ gốm sinh học trên bệnh nhân xơ nhĩ tai giữa. Đối tượng và phương pháp: (1) Nghiên cứu tiến cứu trên 60 bệnh nhân xơ nhĩ được phẫu thuật nội soi chỉnh hình tai. Kết quả: Tổn thương tai giữa do bệnh xơ nhĩ là vôi hoá màng nhĩ và cứng khớp xương con. Trong đó 17% xơ cứng chuỗi xương con đơn thuần và 73% là tổn thương xương con kết hợp với màng nhĩ. Tổn thương này gây suy giảm sức nghe trầm trọng từ 40dB đến 47dB ở cả 3 tần số 500Hz, 1000Hz và 2000Hz. Phẫu thuật gỡ xơ dính đơn thuần và thay thế xương con xơ dính bằng trụ gốm sinh học mang lại hiệu quả tương đương trong 6 tháng đầu sau mổ. Tuy nhiên sau 1 năm thì sức nghe bắt đầu tụt xuống ở cả 3 tần số 500Hz, 1000Hz và 2000Hz với những trường hợp chỉ phẫu thuật gỡ xơ dính đơn thuần (Bảng 4). Kết luận: Phẫu thuật gỡ xơ dính đơn thuần trong điều trị bệnh xơ nhĩ tai giữa cho kết quả phục hồi sức nghe không ổn định do hiện tượng tái xơ hoá. Trái lại kỹ thuật thay thế xương con bằng trụ gốm sinh học cho kết quả ổn định và bền vững hơn. Kỹ thuật mới hiệu quả và sáng tạo này còn mang tính kinh tế và phổ cập nữa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

M. Stakovic. (2009). Hearing results of surgery for tympanosclerosis . EUFOS Vol. 266
2. Asiri S, Hasham A, al Anazy F, et al (1999). Tympanosclerosis: Review of literature and incidence among patients with middle-ear infection. J laryngol Otol.113(12): 1076-80
3. McRea D, Gatland DJ,Yongs R, et al (1989). Aspiration of middle ear effusions prior togrommet insertion an etiological factor in tympanosclerosis. J Otolaryngol. 18(5): 229-31
4. Vincent R,Oates J, Sperlin NM (2002). Stapedotomy for tympanosclerotic stapes fixation . Otol Neurotol. 23(6):866-72.
5. Hampal S, Flood LM, Kumar BU (1991).The mini–grommet and tympanosclerosis. J laryngol Otol. 105(3): 161-4.
6. Nguyễn Tấn Phong (2000). Phẫu thuật tai. NXB Y hoc Hà nội
7. Nguyễn Tấn Phong (2009). Phẫu thuât nội soi chức năng tai. NXB Y học Hà Nội