NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY HÔ HẤP SƠ SINH NẶNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN – NHI TỈNH QUẢNG NGÃI

Phan Thị Thúy Tuệ1, Phạm Vân Anh1, Nguyễn Đình Tuyến1,
1 Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy hô hấp là một hội chứng rất thường gặp ở thời kì sơ sinh, nhất là những ngày đầu sau sinh. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nhanh chóng tiến triển tới ngừng thở và sau đó là ngừng tim, gây tỉ lệ tử vong cao. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp sơ sinh và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ suy hô hấp nặng tại Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang gồm 162 trường hợp, trong số này, hồi cứu hồ sơ bệnh án 112 trường hợp từ 01/04/2022 đến 11/08/2022 và tiến cứu 50 trường hợp từ 12/08/2022 đến 31/10/2022. Kết quả: Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh chủ yếu gặp ở sơ sinh nam (59,9%), tỉ lệ nam/nữ là 1,5/1; suy hô hấp xảy ra sau sinh <24 giờ (84,0%). Cân nặng trung bình là 2542,8 ± 848,3 gram. Lâm sàng thở nhanh (81,5%); suy hô hấp mức độ nặng chiếm 25,3% (41/162); hạ glucose máu 29,6% (48/162); tổn thương trên Xquang ngực thẳng 79% (128/162). Nguyên nhân suy hô hấp hay gặp là chậm hấp thu dịch phế nang (36,4%), bệnh màng trong (28,4%), và viêm phổi sơ sinh (17,3%). Một số yếu tố liên quan đến mức độ suy hô hấp nặng: Trẻ nam có tỉ lệ SHH nặng cao hơn trẻ nữ; Trẻ có tuổi thai <34 tuần có tỉ lệ SHH nặng cao hơn trẻ có tuổi thai ≥34 tuần. Trẻ có CNLS <1500 gr có tỉ lệ SHH nặng cao hơn trẻ có CNLS ≥1500 gram. Trẻ hạ thân nhiệt có tỉ lệ SHH nặng cao hơn trẻ không hạ thân nhiệt. Kết luận: Phần lớn trẻ xuất hiện suy hô hấp thường xảy ra ở trẻ non tháng, nhẹ cân, trong ngày đầu sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Hà Nội, Ban hành theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tr. 239.
2. Hoàng Thị Dung, Nguyễn Văn Sơn (2021), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 5, (4), tr. 53-60.
3. Nguyễn Phan Trọng Hiếu, Trần Chí Thiện, Nguyễn Thành Nam (2022), Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Y học Việt Nam, 515 (1), tr.82-88.
4. Baseer Khaled a Abdel, Mohamed Mostafa (2020), Risk factors of respiratory diseases among neonates in neonatal intensive care unit of Qena University hospital, Egypt, Annals of global health, 86 (1).
5. Liu Jing, Yang Na (2014), High-risk factors of respiratory distress syndrome in term neonates: a retrospective case-control study, Balkan Medical Journal, 31(1), pp. 64.
6. Paraskevi Stylianou-Riga, Boutsikou Theodora, et al. (2021), Maternal and neonatal risk factors for neonatal respiratory distress syndrome in term neonates in Cyprus: a prospective case–control study, Italian journal of pediatrics, 47 (1), pp. 1-9.
7. Wen Yu-Hua, Yang Hwai-I (2019), Association of maternal preeclampsia with neonatal respiratory distress syndrome in very-low-birth-weight infants, Scientific reports, 9 (1), pp. 1-8.