NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NAM KHOA VÀ KẾT QUẢ TINH DỊCH ĐỒ TẠI PHÒNG KHÁM NAM HỌC, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Tưởng Thị Vân Thùy1,, Trần Quang Tiến Long1, Đào Văn Toán1, Vũ Thanh Bình1, Ma Tiến Hoàng1, Phạm Thúy Nga1
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm bênh nhân (BN) nam giới cùng chất lượng tinh dịch đồ tại phòng khám nam học, bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên những BN nam giới ở lần đầu thăm khám tại phòng khám nam học, bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022. Kết quả: 999 bệnh nhân (BN) có độ tuổi từ 19 đến 58 (trung bình 30,8) đủ điều kiện tham gia nghiên cứu trong đó có 759 bệnhnhân có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ. Các BN đến khám nhiều nhất nằm trong nhóm tuổi 30-39 (46,5%). Các lý do đi khám lần lượt 52,6% khám vì kiểm tra sức khỏe sinh sản (KTSKSS), 28,3% liên quan tới mong con, 11,1% khám vì liên quan viêm nhiễm tiết niệu-sinh dục và 8% khám vì các vấn đề liên quan tới rối loạn hoạt động giới tính. BN nam giới có những thói quen sinh hoạt được cho là không tốt cho sức khỏe như sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá với tỷ lệ lần lượt 72% và 44%. Đáng chú ý, việc sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) và thuốc đông y không rõ nguồn gốc (KRNG) một cách tự phát với tỷ lệ 20% và 23% không những không tốt cho sức khỏe sinh sản (SKSS), mà còn làm tang khả năng tinh dịch đồ (TDĐ) bất thường một cách có ý nghĩa ở những BN sử dụng thuốc đông y KRNG (POR=2,46; 95% CI 1,09-5,58). Tình trạng bất thường TDĐ đều quan sát thấy ở tất cả các nhóm BN nam đến khám với các lý do khác nhau. Kết luận: BN nam giới tới khám tại bệnh viện PSHN chủ yếu liên quan tới vấn đề kiểm tra sức khỏe sinh sản (không bao gồm vô sinh). Tỷ lệ xét nghiệm bất thường tinh dịch đồ gặp ở tất cả các nhóm BN tới khám, và có liên quan tới thói quen sinh hoạt không lành mạnh, đặc biệt sử dụng tự phát thuốc đông y KRNG.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoài Bắc, Hạ Hồng Cường (2020), "Khảo sát mô hình các bệnh nam khoa tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội", Tạp Chí Y học Việt Nam. 490(1), tr. 224-228.
2. Nguyễn Quang, Nguyễn Phương Hồng, Vũ Nguyễn Khải Ca, Nguyễn Hoài Bắc, Trịnh Hoàng Giang, Nguyễn Thu Hà (2012), "Tình hình bệnh nhân đến khám tại trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức trong 6 tháng đầu năm 2012", Tạp Chí Y học Việt Nam. 403(Số đặc biệt), tr. 544 – 549.
3. Dương Văn Sang, Cao, N. T., & Lê, M. T. (2021), "Chất lượng tinh trùng của nam giới ở các cặp vợ chồng vô sinh và một số yếu tố liên quan.", Tạp Chí Phụ sản. 19 (1), tr. 67-74.
4. Amor, H. và các cộng sự. (2022), "Impact of heavy alcohol consumption and cigarette smoking on sperm DNA integrity", Andrologia. 54(7), tr. e14434.
5. Anifandis, G. và các cộng sự. (2014), "The impact of cigarette smoking and alcohol consumption on sperm parameters and sperm DNA fragmentation (SDF) measured by Halosperm(®)", Arch Gynecol Obstet. 290(4), tr. 777-82.
6. Jannatifar, R. và các cộng sự. (2019), "Effects of N-acetyl-cysteine supplementation on sperm quality, chromatin integrity and level of oxidative stress in infertile men", Reprod Biol Endocrinol. 17(1), tr. 24.
7. Mantica, Guglielmo và các cộng sự. (2021), "The Italian andrology patient is changing. Broader cultural knowledge is needed!", International Journal of Impotence Research. 33(5), tr. 572-573.
8. Tang, Q. và các cộng sự. (2019), "Semen quality and cigarette smoking in a cohort of healthy fertile men", Environ Epidemiol. 3(4), tr. e055.