GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM BISAP VÀ JSS TRONG DỰ ĐOÁN MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dự đoán mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp giúp phát hiện sớm các biến chứng để có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp giảm tỷ lệ tử vong. Thang điểm BISAP và JSS có giá trị cao trong tiên lượng độ nặng của VTC. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh giá trị của thang điểm BISAP và JSS trong dự đoán mức độ nặng của bệnh nhân viêm tụy cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 108 bệnh nhân VTC nhập viện tại trung tâm Cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2022-06/2023. Kết quả: Trong số 108 bệnh nhân, có 28 (25,8%) bệnh nhân VTC nặng, 5 (4,6%) bệnh nhân tử vong. Trong tiên lượng VTC nặng diện tích dưới đường cong (AUC) của BISAP và JSS lần lượt là 0,954 (0,916-0,992; p<0.01) và 0,898 (0,832-0,964; p<0,01). Tại điểm cắt BISAP là 3 dự đoán VTC nặng với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 92,9%, 90%, 76,5%, 97,3%. Tại điểm cắt JSS là 5 dự đoán VTC nặng với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 78,6%, 88,7%, 71%, 92%. Kết luận: BISAP là một thang điểm có giá trị hơn thang điểm JSS trong dự đoán VTC nặng trong 24 giờ nhập viện
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm tụy cấp (VTC), BISAP (Beside index severity in acute pancreatitis), JSS (Japanese Severity Score).
Tài liệu tham khảo
2. Gao W., Yang H.-X., and Ma C.-E. (2015). The Value of BISAP Score for Predicting Mortality and Severity in Acute Pancreatitis: A Systematic Review and Meta-Analysis. PLoS ONE, 10(6), e0130412.
3. Chatila A.T., Bilal M., and Guturu P. (2019). Evaluation and management of acute pancreatitis. WJCC, 7(9), 1006–1020.
4. Aggarwal A., Mathur A.V., Verma R.K., et al. (2020). Comparison of BISAP and Ranson’s score for predicting severe acute pancreatitis and establish the validity of BISAP score. Int Surg J, 7(5), 1473.
5. Ueda T., Takeyama Y., Yasuda T., et al. (2009). Utility of the new Japanese severity score and indications for special therapies in acute pancreatitis. J Gastroenterol, 44(5), 453–459.
6. Biberci Keskin E., Taşlıdere B., Koçhan K., et al. (2020). Comparison of scoring systems used in acute pancreatitis for predicting major adverse events. Gastroenterología y Hepatología (English Edition), 43(4), 193–199.
7. Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Văn Chị. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm tụy cấp vào cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Y học Việt Nam tháng 10- số 2- 2015, 57–61.
8. Lê Thị Ngọc Sương, Phạm Trần Trí, Trần Văn Huy. Nghiên cứu giá trị của phối hợp thang điểm hap và bisap trong đánh giá độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019, 96–100.
9. Khanna A.K., Meher S., Prakash S., et al. (2013). Comparison of Ranson, Glasgow, MOSS, SIRS, BISAP, APACHE-II, CTSI Scores, IL-6, CRP, and Procalcitonin in Predicting Severity, Organ Failure, Pancreatic Necrosis, and Mortality in Acute Pancreatitis. HPB Surgery, 2013, 1–10.
10. Li Y., Zhang J., and Zou J. (2020). Evaluation of four scoring systems in prognostication of acute pancreatitis for elderly patients. BMC Gastroenterol, 20(1), 165.