ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY LAN TỎA DI TRUYỀN

Hà Quốc Hùng1, Trần Mạnh Bắc1, Nguyễn Thị Thanh Hương2,, Nông Thị Khánh Chi2, Đặng Thị Thu Thủy2
1 Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
2 Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư dạ dày (UTDD) lan tỏa di truyền là bệnh lý di truyền hiếm gặp, đặc trưng bởi mÔ bệnh học là những tế bào ung thư kém biệt hóa, xâm lấn lan tỏa ở lớp dưới niêm mạc nên rất khó để phát hiện bệnh sớm. Mục tiêu: Phân tích đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi Và mÔ bệnh học ở bệnh nhân UTDD lan tỏa di truyền. Đối tượng Và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên các bệnh nhân được chẩn đoán UTDD lan tỏa di truyền. Bệnh nhân được thu thập các thÔng tin Về tiền sử gia đình, đặc điểm lâm sàng, kết quả nội soi Và kết quả mÔ bệnh học. Kết quả: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội liên kết UTDD thế giới 2015, có 8/45 (17,8%) thỏa mãn tiêu chí 1 Với tuổi trung bình phát hiện bệnh 39,6 tuổi, có 37/45 (82,2%) thỏa mãn tiêu chí 2 Với tuổi trung bình phát hiện bệnh 33,9 tuổi. Nhóm tuổi thường gặp nhất ở cả 2 giới là ≤ 40 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ ≈ 1/1. Triệu chứng lâm sàng hay gặp đau thượng Vị (80%), gầy sút cân (37,8%), buồn nÔn/nÔn (37,8%), xuất huyết tiêu hóa (28,9%). Đặc điểm tổn thương qua nội soi Vị trí hay gặp nhất hang – mÔn Vị (55,6%), tính chất đại thể hay gặp nhất là loét (57,8%), thể thâm nhiễm (11,1%). Giai đoạn bệnh theo mÔ bệnh học giai đoạn II chiếm cao nhất (35,5%). Kết luận: UTDD lan tỏa di truyền có tỷ lệ nam Và nữ như nhau, khÔng có sự khác nhau Về giới, hay gặp ở lứa tuổi trẻ ≤ 40 tuổi. Tuổi mắc bệnh trung bình ở nữ thấp hơn nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA, Jemal A. Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2018;68(6):394-424.
2. Oliveira C, Suriano G, Ferreira P, Canedo P, Kaurah P, Mateus R, et al. Genetic screening for familial gastric cancer. Hered Cancer Clin

Pract. 2004;2(2):51-64.
3. Guilford P, Hopkins J, Harraway J, McLeod M, McLeod N, Harawira P, et al. E-cadherin germline mutations in familial gastric cancer. Nature. 1998;392(6674):402-5.
4. Hansford S, Kaurah P, Li-Chang H, Woo M, Senz J, Pinheiro H, et al. Hereditary Diffuse Gastric Cancer Syndrome: CDH1 Mutations and Beyond. JAMA Oncol. 2015;1(1):23-32.
5. Mi EZ, Mi EZ, di Pietro M, O'Donovan M, Hardwick RH, Richardson S, et al. ComparatiVe study of endoscopic surVeillance in hereditary diffuse gastric cancer according to CDH1 mutation status. Gastrointest Endosc. 2018;87(2):408-18.
6. Kim S, Chung JW, Jeong TD, Park YS, Lee JH, Ahn JY, et al. Searching for E-cadherin gene mutations in early onset diffuse gastric cancer and hereditary diffuse gastric cancer in Korean patients. Fam Cancer. 2013;12(3):503-7.
7. Bang YJ, Van Cutsem E, Feyereislova A, Chung HC, Shen L, Sawaki A, et al. Trastuzumab in combination with chemotherapy Versus chemotherapy alone for treatment of HER2-positiVe adVanced gastric or gastro- oesophageal junction cancer (ToGA): a phase 3, open-label, randomised controlled trial. Lancet. 2010;376(9742):687-97.
8. Chu CM, Chen CJ, Chan DC, Wu HS, Liu YC, Shen CY, et al. CDH1 polymorphisms and haplotypes in sporadic diffuse and intestinal gastric cancer: a case-control study based on direct sequencing analysis. World J Surg Oncol. 2014;12:80.