XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT CAO CHUẨN HÓA KIỂM SOÁT HÀM LƯỢNG ACID ROSMARINIC TỪ LÁ TÍA TÔ (FOLIUM PERILLAE FRUTESCENSIS) THU HÁI TẠI KIÊN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tía tÔ (Perilla frutescens (L.) Britt, Lamiaceae) là loại dược liệu đã được sử dụng lâu đời Và rất phổ biến trong dân gian Việt Nam Với nhiều cÔng dụng. Trong đó, thành phần acid rosmarinic là một trong những hợp chất phenolic chính đã được nghiên cứu là có tác dụng sinh học như: hạ acid uric huyết, kháng Viêm, chống oxy hóa, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu này như bột nguyên liệu, nước uống, cao toàn phần từ lá Tía tÔ. Tuy nhiên Việc kiểm soát thành phần acid rosmarinic liên quan tác dụng kháng Viêm, hạ acid uric huyết trong cao chiết từ lá Tía tÔ hầu như chưa được thực hiện, làm giảm chất lượng, hiệu quả Và tính an toàn của sản phẩm. Đồng thời, nghiên cứu này cũng là cơ sở cho các nghiên cứu dược lý in ViVo hiện đại và hướng tới các thử nghiệm bào chế các sản phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc để hỗ trợ điều trị, cải thiện sức khỏe cho người dân. Mục tiêu: xây dựng quy trình chiết cao chuẩn hóa kiểm soát hàm lượng acid rosmarinic từ lá Tía tÔ thu hái tại Kiên Giang. Đối tượng Và phương pháp nghiên cứu: lá Tía tÔ thu hái tại Kiên Giang được phơi khÔ đạt độ ẩm theo quy định của Dược điển Việt Nam V. Dựa Vào tính chất lý hóa của acid rosmarinic có trong lá Tía tÔ Và tham khảo các chuyên luận dược điển, một số cÔng trình nghiên cứu đã cÔng bố thì phương pháp ngâm
lạnh được lựa chọn để khảo sát điều kiện chiết xuất (dung mÔi chiết, thời gian chiết, tỷ lệ dược liệu/dung mÔi cần dùng Và khảo sát quy trình loại tạp để thu được hàm lượng cao acid rosmarinic trong lá Tía tÔ). Cao chuẩn hóa lá Tía tÔ có kiểm soát hàm lượng acid rosmarinic được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép Với đầu dò dãy diod quang (HPLC/PDA). Kết quả: Các thÔng số chiết thích hợp thu được bao gồm: dung mÔi chiết là cồn 700 - acid acetic, chiết 1 lần Với tỷ lệ dược liệu/dung mÔi (1:30). Từ 1 kg lá Tía tÔ khÔ đạt tiêu chuẩn DĐVN V thu được 160 g cao chuẩn hóa lá Tía tÔ chứa 3,6% acid rosmarinic. Kết luận: Nghiên cứu này đã xây dựng thành cÔng quy trình chiết cao chuẩn hóa có kiểm soát hàm lượng acid rosmarinic từ lá Tía tÔ thu hái tại Kiên Giang từ quy mÔ 1 kg lá Tía tÔ khÔ. Quy trình đề xuất này có tiềm năng triển khai trên quy mÔ pilot để phát triển các dạng sản phẩm bào chế có tính an toàn Và hiệu quả hơn từ nguyên liệu lá Tía tÔ Kiên Giang
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Acid rosmarinic, cao chuẩn hóa, lá Tía tÔ
Tài liệu tham khảo
2. Trần Hoàng Quyên (2010), “Nghiên cứu cÔng nghệ sản xuất chế phẩm dịch chiết lá Tía tÔ giàu acid rosmarinic để ứng dụng trong sản xuất đồ uống chức năng”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện cÔng nghiệp thực phẩm, Bộ cÔng thương.
3. Phan Nguyễn Trường Thắng, Vưu Thanh Tú Quyên, Huỳnh Ngọc Trinh, và cộng sự (2018), "Nghiên cứu xây dựng phương pháp HPLC định lượng acid rosmarinic Và luteolin trong cao đặc Tía tÔ", Tạp chí dược học, 503(3), 2-5.
4. Sadeghi, A, Bastin, A. R, Ghahremani, H, et al (2020), "The effects of rosmarinic acid on oxidatiVe stress parameters and inflammatory cytokines in lipopolysaccharide-induced peripheral blood mononuclear cells", Mol Biol Rep, 47(5), 3557-3566.
5. Kangwan Napapan, Pintha Komsak, Lekawanvijit Suree, et al (2019), "Rosmarinic Acid Enriched Fraction from Perilla frutescens LeaVes Strongly Protects Indomethacin-Induced Gastric Ulcer in Rats", Biomed Res Int, 9514703.
6. Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Thị Thu Huyền, Trương Quang Duy Và cộng sự (2018), “Ảnh hưởng của dung mÔi và pH đến quá trình trích ly các hợp chất có khả năng kháng oxy hóa từ Tía tÔ (perilla frutescens)”, Tạp chí khoa học cÔng nghệ Và thực phẩm, 14(1), tr. 66-74.