NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG TRẺ EM TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI TỈNH CÀ MAU NĂM 2018 - 2022

Nguyễn Thị Lan1,, Nguyễn Minh Phương2
1 Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mô hình bệnh tật và tử vong của trẻ em tại bệnh viện sẽ phản ánh được các bệnh lý, mức độ nặng liên quan đến tử vong của trẻ, đồng thời phản ánh được những hạn chế trong hệ thống y tế địa phương. Mục tiêu: Xác định mô hình bệnh tật, tử vong và tử vong trong 24 giờ đầu ở trẻ em tại một số bệnh viện tại tỉnh Cà Mau từ năm 2018 đến năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên hồ sơ bệnh án điều trị nội trú và ngoại trú của trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Cà Mau, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước và Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi từ năm 2018 đến năm 2022. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả hồi cứu. Kết quả: Từ năm 2018 đến 2022, kết quả ghi nhận các bệnh ngoại trú thường gặp nhất là bệnh lý hô hấp (chương X) chiếm 48,9%, bệnh lý tiêu hóa (chương XI) chiếm 14,6%; bệnh lý nhiễm trùng - ký sinh trùng (chương I) chiếm 9,0%. Các bệnh nội trú thường gặp nhất là bệnh lý hô hấp (chương X) chiếm 33,8%; bệnh lý nhiễm trùng (chương I) chiếm 28,6%; bệnh lý tiêu hóa (chương XVI) chiếm 15,4%. Tỷ lệ tử vong trẻ em cao nhất là bệnh thời kỳ chu sinh (chương XVI) và bệnh hệ tuần hoàn (chương IX) cùng chiếm 23,0% và bệnh hệ hô hấp (chương X) chiếm 18,4%. Tỷ lệ tử vong 24 giờ ở trẻ em là 61,5%. Kết luận: Các bệnh hệ hô hấp, tiêu hóa, nhiễm trùng là những chương bệnh có tỷ lệ khám và điều trị cao nhất qua các năm. Trong đó, các bệnh lý liên quan đến hệ tuần hoàn, các triệu chứng và bất thường về lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh thời kỳ chu sinh có tỷ lệ tử vong trong 24 giờ cao nhất

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Cường (2017). Nghiên cứu thực trạng và đánh giá kết quả thực hiện một số giải pháp giảm tỷ lệ tử vong bệnh nhi trước 24 giờ tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thu Dung, Phạm Văn Dịu, Lưu Ngọc Minh và cộng sự (2019), “Mô hình bệnh tật của người dân tỉnh thái bình giai đoạn từ 2015 đến 2018”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 123 (7), 2019, tr 181-191.
3. Phan Ngọc Lan (2015), Nghiên cứu nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện của trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013, Luận văn chuyên khoa cấp II, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em.
4. Nguyễn Thu Nhạn (2001). Nghiên cứu thực trạng sức khỏe và mô hình bệnh tật trẻ em Việt Nam. Đề xuất các biện pháp khắc phục, Đề tài Khoa học công nghệ cấp nhà nước, Hà Nội.
5. Bùi Quang Nghĩa (2020), Khảo sát mô hình bệnh tật và tử vong trẻ em tỉnh Vĩnh Long, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Trang Giang Sang và Bùi Quốc Thắng (2014), “Mối liên quan giữa các yếu tố chuyển viện với tình trạng cấp cứu khi nhập viện và tử vong trong 24 giờ đầu ở bệnh nhi chuyển đến khoa cấp cứu bệnh viện nhi đồng 1 từ 06/2012 đến 05/2013”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18, Phụ bản của Số 1, 2014, tr 448-453.
7. Rebecca M. Cunningham, Maureen A. Walton and Patrick M. Carter (2018), The Major Causes of Death in Children and Adolescents in the United States. The New England Journal of Medicine, 379(25), 2468-2475.
8. Tagbo Oguonu et al (2014), “Pattern of respiratory diseases in children presenting to the paediatric emergency unit of the University of Nigeria Teaching Hospital, Enugu: a case series report”, BMC Pulm Med, 14(101), 1-8.