NGUYÊN NHÂN SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Xuân Hương1,, Lê Thị Kim Dung1, Đỗ Thái Sơn1, Trần Tuấn Anh1, Hoàng Thị Dung2
1 Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Thiện Nhân - Quế Võ – Bắc Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Tổng số 245 trẻ sơ sinh được chẩn đoán suy hô hấp điều trị tại Trung tâm Nhi khoa. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ trẻ sơ sinh nam (63,3%) cao hơn trẻ sơ sinh nữ (36,7%). Nguyên nhân gây suy hô hấp (SHH) thường gặp là: Hội chứng màng trong (HCMT) chiếm 34,7%, cơn thở nhanh thoáng qua (CTNTQ): 33,9%, viêm phổi: 13,9% và tim bẩm sinh (TBS): 12,7%. Nhóm trẻ sơ sinh non tháng SHH chủ yếu do HCMT và CTNTQ. Nhóm trẻ sơ sinh đủ tháng hay gặp CTNTQ, viêm phổi và tim bẩm (TBS). Nhóm trẻ <1 ngày tuổi thường nhập viện vì CTNTQ (41%), HCMT (40%). Trong nhóm trẻ >1 – ≤7 ngày tuổi, HCMT hay gặp nhất (31,6%), TBS và viêm phổi chiếm tỷ lệ tương đương nhau (21,1%). Nhóm trẻ >7 ngày tuổi vào viện chủ yếu vì viêm phổi (90,3%). Nguyên nhân gây SHH khởi phát ngay sau sinh thường gặp nhất là HCMT (67,6%). Trong nhóm trẻ khởi phát SHH tại thời điểm ≤24h chủ yếu là CTNTQ. Kết luận:  Suy hô hấp sơ sinh gặp ở trẻ nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân gây suy hô hấp thường gặp là hội chứng màng trong, cơn thở nhanh thoáng qua, viêm phổi, tim bẩm sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Huỳnh Thị Duy Hương (2016), "Bệnh lý phổi gây suy hô hấp sơ sinh", Sách giáo khoa nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 232 − 248.
2. Nguyễn Thành Nam (2018), "Nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi − Bệnh viện Bạch Mai", Luận án tiến sĩ Y học, tr. 52 – 60.
3. Uông Sĩ Tường, Nguyễn Thái Hậu, Huỳnh Thanh Huỳnh và cộng sự (2020), "Đặc điểm suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Mỹ Đức", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 24 (1), tr. 15 − 20.
4. Abou-Faddan H. H. and Abdelaziz N. (2018), "Respiratory Distress and Its Outcome among Neonates Admitted to Neonatal Intensive Care Unit of Assiut University Children Hospital, Egypt", The Egyptian Journal of Community Medicine, 36 (2), pp. 69 – 78
5. Parkash A., Haider N., Khoso Z. A., et al (2015), "Frequency, causes and outcome of neonates with respiratory distress admitted to Neonatal Intensive Care Unit, National Institute of Child Health, Karachi", The Journal of the Pakistan Medical Association, 65 (7), pp. 771 – 775
6. Sweet L. R., Keech C., Klein N. P., et al (2017), "Respiratory distress in the neonate: Case definition & guidelines for data collection, analysis, and presentation of maternal immunization safety data", Vaccine, 35 (48), pp. 6506 − 6517.
7. World Health Organization (2020), Newborns: improving survival and well being.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/newborns-reducing-mortality, 15 November 2021.
8. Zhang Y. F., Yu X. Q., Liao J. H., et al (2020), "A clinical epidemiological investigation of neonatal acute respiratory distress syndrome in southwest Hubei, China", Chinese journal of contemporary pediatrics, 22 (9), pp. 942 − 947.