ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP VỀ KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2022-2023

Thân Thị Cẩm Lệ1, Nguyễn Phục Hưng2,, Dương Xuân Chữ2
1 Trung tâm Y tế huyện Bình Tân
2 Trường đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hàng năm có khoảng hơn 50% chi phí tiền thuốc bị lãng phí do việc kê toa, phân phát và sử dụng thuốc không hợp lí. Điều này dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều phản ứng có hại của thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và kết quả của một số giải pháp sau can thiệp về kê đơn trong thực hành kê đơn ngoại trú tại TTYT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long. Đối tượng ngiên cứu: Đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân điều trị tại TTYT huyện Bình Tân. Kết quả: Trước can thiệp, số thuốc trung bình được kê là 5,08; tỷ lệ kê đơn có kháng sinh là 27,5%; có 43,5% đơn thuốc có xuất hiện tương tác thuốc; sau can thiệp, số thuốc trung bình trên một đơn và tỷ lệ tương tác thuốc giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), tỷ lệ đơn có kháng sinh giảm, nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết luận: nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cán bộ y tế và lãnh đạo về tình hình kê đơn thuốc ngoại trú tại 1 cơ sở y tế tuyến huyện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2017). Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 07 tháng 9 năm 2017 về việc ban hành Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Dừa và cộng sự (2021), “Hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trong phòng tránh tương tác thuốc - thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Tập 16 - Số đặc biệt 11/2021, tr. 19-27.
3. Nguyễn Phục Hưng, (2021). Đánh giá một số chỉ số sử dụng thuốc tại trung tâm y tế huyện Phong Điền giai đoạn 2019-2020. Tạp chí Y Học Việt Nam, 500:8-12.
4. Nguyễn Thị Thúy Nga, Lê Quang Lệnh (2019), “Thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế tại bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hoà, năm 2019”, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 4(3), tr. 28-34.
5. Trần Nhân Thắng (2012). Nghiên cứu thực trạng kê đơn thuốc ở người bệnh nội trú bệnh viện Bạch Mai năm 2008. Tạp chí Y học Thực Hành, 7(830):89-94.
6. Daniëlle Kroon, Nina F Steutel, Hester Vermeulen, Merit M Tabbers, Marc A Benninga, Miranda W Langendam, Simone A van Dulmen (2021), “Effectiveness of interventions aiming to reduce inappropriate drug prescribing: an overview of interventions”, Journal of Pharmaceutical Health Services Research, 12(3), pp. 423-433
7. Dipanweeta R., Jyotiranjan S., Prateek S., et al. (2014). Changing physician behavior: interventions to improve prescription writing practices in a secondary level hospital in Delhi. International Journal of Basic & Clinical Pharmacology, 3(5):840-844.
8. Timo Smieszek, et al (2018), “Potential for reducing inappropriate antibiotic prescribing in English primary care”, Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 73(2), pp. 36-43.