NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2022

Quế Anh Trâm1, Ngô Thị Phương Oanh2,
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Trường Đại học Y tế Công Cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vi khuẩn Gram âm là căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng huyết thường gặp và có tính đề kháng kháng sinh ngày càng cao và có tính chất đa đề kháng có xu hướng ngày càng gia tăng. Việc cung cấp thông tin về tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram âm là rất cần thiết cho lâm sàng. Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập 428 chủng vi khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn huyết phân lập được tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ 01/2021 đến 12/2021. Kết quả: E. coli kháng với tất cả các kháng sinh thử nghiệm: cao nhất với Ampicillin 89,6%, thấp nhất với Fosfomycin 3%, tỷ lệ sinh ESBL là 54,5%. K. pneumoniae kháng với tất cả các kháng sinh thử nghiệm: cao nhất với Ampicillin/Sulbactam 57,1%, thấp nhất với Fosfomycin 11,4%, tỷ lệ sinh ESBL 15,9%. Burkholderia pseudomallei chưa ghi nhận kháng Carbapenem, Ceftazidime, kháng Cotrimoxazone 27,6%. Về kiểu đa kháng kháng sinh, E. coli  có tỷ lệ đa kháng cao nhất với tỷ lệ 80,6%, thứ 2 là K. pneumoniae 59,7%. K. pneumoniae có tỷ lệ đề kháng mở rộng 23,6%, cao hơn E. coli (9,3%). Chưa ghi nhận MDR, XDR của Burkholderia pseudomallei. Kết luận: E. coli trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ đề kháng kháng sinh và tỷ lệ đa kháng tương đối cao. Tỷ lệ K. pneumoniae có đề kháng mở rộng cao hơn E. coli. Chưa ghi nhận đa kháng và đa kháng mở rộng của Burkholderia pseudomallei.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phong N. T., Vui C. T., Sơn L. H., Phong N. T., Vui C. T., and Son L. H., “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chức năng đông cầm máu và đánh giá kết quả điều trị trẻ bệnh nhiễm trùng huyết từ 2 tháng đến 15 tuổi tại bệnh viện nhi đồng cần thơ”.
2. Nguyễn Phương Kiệt, Richart K. Root và Richart Jacobs (1995), "Nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng”", Các nguyên lý y học nội khoa., vol. Tr. 118-127. Nhà xuất bản Y học.
3. Hoàng Thị Thanh Thủy và các cộng sự., “Căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương năm 2012,” Tạp chí Y học Việt Nam, p. 5(2), tr. 89-92., 2013.
4. J.-L. Vincent et al., “Sepsis in European intensive care units: results of the SOAP study,” Crit Care Med, vol. 34, no. 2, pp. 344–353, Feb. 2006, doi: 10.1097/ 01.ccm.0000194725.48928.3a.
5. Mai Lan Hương, “Căn nguyên gây nhiễm trùng huyết và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2011 đến 30/06/2011,” Đại học Y Hà Nội, 2011.
6. V. Q. Dat et al., “Bacterial bloodstream infections in a tertiary infectious diseases hospital in Northern Vietnam: aetiology, drug resistance, and treatment outcome,” BMC Infect Dis, vol. 17, no. 1, p. 493, Dec. 2017, doi: 10.1186/s12879-017-2582-7.
7. P. Sawatwong et al., “High Burden of Extended-Spectrum β-Lactamase-Producing Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae Bacteremia in Older Adults: A Seven-Year Study in Two Rural Thai Provinces,” Am J Trop Med Hyg, vol. 100, no. 4, pp. 943–951, Apr. 2019, doi: 10.4269/ajtmh.18-0394.
8. E. Garza-González et al., “A snapshot of antimicrobial resistance in Mexico. Results from 47 centers from 20 states during a six-month period,” plos One, vol. 14, no. 3, p. E0209865, 2019, doi: 10.1371/journal.pone.0209865.