ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU BẰNG GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG CHUYỂN DẠ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY NĂM 2020-2021

Nguyễn Thị Thu Hà1,, Đỗ Minh Hương1, Hà Thị Tuyết Mai1, Lê Thị Dịu1, Bùi Thị Minh Thùy1
1 Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Times City

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm của sản phụ đến sinh con tại bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Timescity từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2021 và đánh giá hiệu quả của phương pháp giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng và một số yếu tố liên quan. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 180 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm sản phụ sinh thường có gây tê ngoài màng cứng và nhóm chứng (nhóm không gây tê). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các sản phụ có độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm đa số ở cả 2 nhóm ; Sản phụ sinh con lần đầu ở nhóm gây tê ngoài màng cứng có tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm những sản phụ sinh con lần đầu ở nhóm chứng (p<0,01); Các sản phụ ở nhóm gây tê ngoài màng cứng cảm thấy ít lo lắng và hài lòng về quá trình sinh nở hơn nhóm chứng (P<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hồng Vân, Gây mê sản khoa: lý thuyết và lâm sàng, ed. Ấ.b.t.V.c.C.s.o.a.p.a. practice". 2012: Nhà xuất bản y học.
2. Trần Văn Quang and Bùi Ích Kim, Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng levobupivacain phối hợp với fentanyl ở các nồng độ và liều lượng khác nhau. Luận văn thạc sĩ y học, 2011.
3. Vallejo MC1, Ramesh V, and Phelps AL, Epidural labor analgesia: continuous infusion versus patient-controlled epidural analgesia with background infusion versus without a background infusion. 2007.
4. Nguyễn Duy Hưng and Nguyễn Quốc Tuấn, Đánh giá hiệu quả của gây tê ngoài màng cứng lên cuộc chuyển dạ đẻ trên sản phụ đẻ conso tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Luạn văn Bác sĩ nội trú, 2011.
5. Lovach-Chepujnoska, M., et al., Continuous versus patient-controlled epidural analgesia for labour analgesia and their effects on maternal motor function and ambulation. Pril (Makedon Akad Nauk Umet Odd Med Nauki), 2014. 35(2): p. 75-83.
6. Phạm Văn Đức and Âu Nhựt Luân, Bài giảng giảm đau trong chuyển dạ: Gây tê ngoài màng cứng và các phương pháp giảm đau thay thế. Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 2018.