ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TÁI PHÁT DI CĂN KHI ĐIỀU TRỊ BẰNG FULVESTRANT TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Thu Phương1,2,, Chu Thị Thanh1, Đồng Chí Kiên1
1 Bệnh viện K
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị ban đầu của phác đồ FLOT trên bệnh ung thư dạ dày tiến triển tại Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành mô tả, phân tích có theo dõi dọc 32 trường hợp ung thư biểu mô tuyến dạ dày tiến triển tại bệnh viện K. Các bệnh nhân được hóa trị phác ồ FLOT gồm Docetaxel 50 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.Oxaliplatin 85 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.Leucovorin 200 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.Fluorouracil 2600 mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1.Chu kỳ 14 ngày. Điều trị 4 chu kỳ trước mổ, 4 chu kỳ sau mổ. Đối với BN dạ dày giai đoạn muộn điều trị 8 chu kỳ, đánh giá sau 4 chu kì. Các bệnh nhân được theo dõi, đánh giá khả năng dung nạp và đáp ứng với điều trị. Kết quả: Qua nghiên cứu trên 30 bệnh nhân ung thư vú tái phát di căn được điều trị bằng fulvestrant tại bệnh viện K từ năm 2022 - 2023 cho kết luận sau: Tuổi trung bình là 58, thời gian tái phát di căn sau điều trị triệt căn ban đầu thường 12-36 tháng (gặp 46,1%), 100% bệnh nhân có thụ thể nội tiết ER dương tính, 86,7% bệnh nhân có thụ thể PR dương tính, 30% bệnh nhân có HER2 dương tính. 83,3% bệnh nhân di căn tạng khi chẩn đoán, 73,3% bệnh nhân đã nhận ≥2 liệu pháp nội tiết, 63,3% đã nhận ≥3 liệu pháp hóa trị. Rối loạn cơ xương, mô liên kết (đau khớp, đau cơ, đau chi) hay gặp, chiếm tỷ lệ 16,7% (độ 1). Phản ứng tại vị trí tiêm thuốc 13,7% (độ 1). Giảm tiều cầu gặp 3,3% độ 1, tăng men gan gặp 26,7,3% ở độ 1, 3,3% ở độ 2, độc tính không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Các độc tính trong nghiên cứu chủ yếu ở độ 1, không có bệnh nhân nào phải dừng hoặc trì hoãn điều trị vì độc tính. Kết luận: Thuốc Fulvestrant được chấp thuận trong điều trị ung thư vú tái phát di căn trong những năm gần đây và đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ với tác dụng phụ có thể kiểm soát tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pisters PWT, Kelsen DP, Tepper JE (2008), Cancer of the Stomach, Cancer: Principles and practice of oncology, 8th edition, Lippincott William and Wilkins.
2. Globocan (2012), Gastric Cancer Incidence and Mortality Worldwide in 2012.
3. Annie On On Chan, Benjamin Wong (2014), Epidemiology of gastric cancer, UpToDate, September 2014, version 19.0.
4. Jemal A, Siegel R, Ward E et al (2009),Cancer statistics, CA Cancer J Clin 2009; 59:225.
5. NCCN (2015), Gastric cancer, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology, V 3, 2015.
6. Dicken BJ, Bigam DL, Cass C et al (1999), Gastric Adenocarcinoma, Ann Surg, 2005 Jan; 241(1): 27–39.