NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG TRONG ĐƠN THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022

Phạm Thanh Tòng1, Nguyễn Thị Ngọc Vân1,, Nguyễn Thị Bích Trâm1, Trần Thị Tuyết Phụng1, Nguyễn Thị Đặng1, Đỗ Trung Hiền1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và mức độ tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc, tìm hiểu một số yếu tố liên quan dẫn đến sử dụng thuốc gây tương tác có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích dựa trên 1700 đơn thuốc điều trị bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ ngày 01/07/2022 đến ngày 31/12/2022. Kết quả: Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là 32,1%. Tỷ lệ tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ở đơn 2-4 thuốc là 16,7%, đơn 5-7 thuốc là 52,1% và đơn từ 8 thuốc trở lên là 89,2%. Mối liên quan giữa tương tác thuốc với số thuốc trong đơn và tuổi bệnh nhân, số bệnh mắc kèm, số lượng thuốc có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết luận: Tỷ lệ tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú càng tăng khi tuổi bệnh nhân càng cao, số bệnh mắc kèm và số lượng thuốc sử dụng càng nhiều (p<0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Thiện Huỳnh. Nghiên cứu tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Vị Thanh năm 2019-2020. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Cần Thơ. 2020.
2. Phạm Thành Suôl, Nguyễn Thị Hữu Hiếu. Nghiên cứu tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ 2022. tr. 174-181.
3. Nguyễn Thị Minh Khoa và cộng sự. Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại khoa khám bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019. Tạp chí Y học cộng đồng. 2021. tr. 75-80.
4. Assiri G. A., Shebl N. A. et al. What is the epidemiology of medication errors, error-related adverse events and risk factors for errors in adults managed in community care contexts? A systematic review of the international literature. BMJ. Open. 2018. pp. e019101.
5. Tayanny Margarida, Menezes Almeida Biase , Marcus Tolentino Silva & Tais Freire Galvao. Potential drug interactions in adults living in the Brazilian Amazon: A population-based case-control study, 2019. Explor Res Clin Soc Pharm. 2021. pp. 100056.
6. Greenblatt D.J. Mechanisms and consequences of drug-drug interactions. Clin Pharmacol Drug Dev. 2017. pp. 118–124.
7. Mohsen Fatehifar, Hossein Karshenas. Drug-Drug interaction extraction using a position and similarity fusion-based attention mechanism. Journal of Biomedical Informatics. 2021. pp. 103707.
8. Diel J., Nunes A., da Silva Dal Pizzol T. Prevalence of drug interactions in hospitalised elderly patients: a systematic review. Eur J Hosp Pharm. 2021. pp 4–9.