KẾT QUẢ XA CỦA TRẬT KHỚP HÁNG ĐƠN THUẦN DO CHẤN THƯƠNG

Hoàng Đức Thái1,, Nguyễn Đình Chương2, Lê Vũ Bảo3
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện An Sinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trật khớp háng ngày càng phổ biến ở nước đang phát triển. Theo dõi kết quả xa sau điều trị trật khớp háng giúp xác định các biến chứng và cách phòng ngừa, giảm các biến chứng của bệnh nhân. Các nghiên cứu trong nước về chủ đề này còn hạn chế. Mục tiêu: Đánh giá kết quả xa điều trị trật khớp háng đơn thuần do chấn thương. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang bệnh nhân trật khớp háng đơn thuần được điều trị tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2019. Tiến hành đánh giá kết quả xa bằng các thang điểm chức năng khớp háng và X-quang. Kết quả: 36 bệnh nhân gồm 13 nam, 23 nữ, tuổi trung bình 43,5 ± 15,6. Vị trí trật cân bằng hai bên, với hướng trật chủ yếu ra sau (66,7%). Trung bình thời gian chấn thương - nắn chỉnh là 9,3 ± 6,0 giờ, nằm viện là 2,8 ± 0,8 ngày, bắt đầu đi chịu lực là 4,7 ± 1,3 tuần. Sau theo dõi 6,4 ± 1,5 năm, điểm đau VAS trung bình 1,4 điểm, 75% bệnh nhân ngồi xổm dễ dàng, 91,7% kết quả rất tốt theo Harris, 22,2% rất tốt theo Merle d’Aubigne, 77,8% rất tốt theo Thompson Epstein. 2 bệnh nhân thoái hóa khớp háng theo Tonnis và 2 bệnh nhân hoại tử vô mạch chỏm xương đùi theo Steinberg. Kết luận: Kết quả xa của đa số bệnh nhân trật khớp háng đơn thuần do chấn thương ở mức tốt và rất tốt, biến chứng thoái hóa khớp và hoại tử vô mạch chỏm xương đùi xuất hiện với tần suất thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sanders S, Tejwani N, Egol KA. Traumatic hip dislocation--a review. Bull NYU Hosp Jt Dis. 2010; 68(2):91-6.
2. Kellam P, Ostrum RF. Systematic Review and Meta-Analysis of Avascular Necrosis and Posttraumatic Arthritis After Traumatic Hip Dislocation. J Orthop Trauma. 2016;30(1):10-6.
3. Onyemaechi NO, Eyichukwu GO. Traumatic hip dislocation at a regional trauma centre in Nigeria. Niger J Med. 2011;20(1):124-30.
4. Lima LC, do Nascimento RA, de Almeida VM, et al. Epidemiology of traumatic hip dislocation in patients treated in Ceará, Brazil. Acta Ortop Bras. 2014; 22(3):151-4.
5. Stewart MJ, Milford LW. Fracture-dislocation of the hip; an end-result study. J Bone Joint Surg Am. 1954;36(A:2):315-42.
6. Khun Sokhuon, Trương Trí Hữu. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và X-quang trật khớp háng. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2018;22(1):264-268.
7. Sahin V, Karakaş ES, Aksu S, et al. Traumatic dislocation and fracture-dislocation of the hip: a long-term follow-up study. J Trauma. 2003; 54(3):520-9.