ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG ĐAU CỦA GABAPENTIN Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT LÀM CỨNG CỘT SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Giảm đau đa mô thức đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích như cải thiện hiệu quả giảm đau, giảm tác dụng phụ của opioid, rút ngắn thời gian nằm viện, đặc biệt đối với các loại phẫu thuật có mức độ gây đau nhiều như phẫu thuật làm cứng cột sống. Gapapentin có vai trò giảm loạn cảm đau và tăng nhạy cảm, vì thế góp phần giúp đau sau mổ. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dự phòng đau và các tác dụng phụ không mong muốn của gabapentin sau phẫu thuật làm cứng cột sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có nhóm chứng, thực hiện trên 60 bệnh nhân được phẫu thuật làm cứng cột sống từ tháng 02/2021 đến 04/2022 và chia làm 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu được uống gabapentin (600mg) và nhóm chứng uống giả dược. Kết cục chính là tổng liều morphin tiêu thụ trong 24 giờ sau mổ. Đánh giá đau bằng thang điểm VAS khi nghỉ ngơi và vận động, cũng như các tác dụng phụ cũng được ghi nhận. Kết quả: Có sự khác biệt ý nghĩa về tổng liều morphin tiêu thụ trong 24 giờ đầu sau mổ giữa 2 nhóm, nhóm gabapentin là 13,9 ± 4,54mg và nhóm chứng là 17,1 ± 4,98mg; p = 0,013. Điểm đau VAS khi nghỉ ngơi và vận động tại các thời điểm 1 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ sau mổ của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhóm gabapentin có tỉ lệ buồn nôn và nôn (10%) thấp hơn so nhóm chứng (36,7%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,032. Các tác dụng phụ khác như chóng mặt, suy hô hấp, an thần, ngứa tương đương nhau ở cả 2 nhóm. Kết luận: Gabapentin có hiệu quả giảm đau trên đối tượng người bệnh được phẫu thuật làm cứng cột sống. Ngoài ra, sử dụng gabapentin còn giúp giảm tỷ lệ buồn nôn và nôn sau mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gapapentin, phẫu thuật làm cứng cột sống, giảm đau đa mô thức.
Tài liệu tham khảo
2. Sharma S, Balireddy RK, Vorenkamp KE, Durieux ME. Beyond opioid patient-controlled analgesia: a systematic review of analgesia after major spine surgery. Reg Anesth Pain Med. 2012;37(1):79-98.
3. Patel R, Dickenson AH. Mechanisms of the gabapentinoids and α 2 δ-1 calcium channel subunit in neuropathic pain. Pharmacol Res Perspect. 2016;4(2):e00205.
4. Candotto V, Scapoli L, Gaudio RM, et al. Gabapentin affects the expression of inflammatory mediators on healthy gingival cells. Int J Immunopathol Pharmacol. 2019; 33: 2058738419827765.
5. Khan ZH, Rahimi M, Makarem J, Khan RH. Optimal dose of pre-incision/post-incision gabapentin for pain relief following lumbar laminectomy: a randomized study. Acta Anaesthesiol Scand. 2011;55(3):306-312.
6. Ozgencil E, Yalcin S, Tuna H, Yorukoglu D, Kecik Y. Perioperative administration of gabapentin 1,200 mg day-1 and pregabalin 300 mg day-1 for pain following lumbar laminectomy and discectomy: a randomised, double-blinded, placebo-controlled study. Singapore Med J. 2011;52(12):883-889.
7. Vasigh A, Najafi F, Khajavikhan J, Jaafarpour M, Khani A. Comparing Gabapentin and Celecoxib in Pain Management and Complications After Laminectomy: A Randomized Double-Blind Clinical Trial. Iran Red Crescent Med J. 2016;18(2):e34559.
8. Gianesello L, Pavoni V, Barboni E, Galeotti I, Nella A. Perioperative pregabalin for postoperative pain control and quality of life after major spinal surgery. J Neurosurg Anesthesiol. 2012;24(2):121-126.