THỰC HÀNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở PHƯỜNG THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Phạm Thị Mỹ Dung1,, Phạm Văn Tân1, Nguyễn Khánh Chi1, Nguyễn Thị Hiếu1, Đỗ Thị Thu Hiền2, Đỗ Đăng An3
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
3 Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thuốc kháng sinh (KS) giúp giảm nhẹ gánh nặng của bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc KS không hợp lý có thể làm trầm trọng hóa tình trạng kháng thuốc vốn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện nhằm đánh giá thực hành sử dụng thuốc KS của người dân phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Kết quả này nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Tổng số, 384 cuộc phỏng vấn bằng bộ câu hỏi với người chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng thuốc của các hộ gia đình (HGĐ) đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các HGĐ sử dụng KS khá thường xuyên (8,4 lần/năm); thực hành sử dụng KS lần gần nhất của người dân còn nhiều bất cập; tự ý mua KS để sử dụng là thực hành phổ biến (92,5%); tỷ lệ có thực hành chung yếu chiếm gần ½ số HGĐ điều tra. Tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiến thức và thái độ sử dụng KS của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành sử dụng KS của gia đình họ (p<0,05). Trong khi đó, thực hành sử dụng kháng sinh của hộ gia đình khác biệt không đáng kể theo giới tính và trải nghiệm được hướng dẫn sử dụng KS từ cán bộ y tế /chuyên gia của ĐTNC (p>0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, Chuyên mục sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh, trang 70-72.
2. Bộ Y tế (2013), Kế hoạch quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
3. Nguyễn Thị Hải Hà và cs (2018), Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về sử dụng thuốc kháng sinh của người dân phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tạp chí Khoa học Công nghệ T194 S.01 (2019).
4. Trần Thế Hoàng và cộng sự (2017), Thực trạng sử dụng kháng sinh ở người dân tại xã Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2017, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên 177(01): 105 -109
5. Nguyễn Thị Thu Thủy và cs (2017), Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng kháng sinh của khách hàng nhà thuốc tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Dược học T.57 S.1 (2017).
6. Pengchao Li et al (2020), Knowledge, Attitude, and Practices of Antibiotics and Antibiotic Resistance Among Chinese Pharmacy Customers: A Multicenter Survey Study, Antibiotics 2020, 9, 184; doi:10.3390/antibiotics9040184
7. Anant Nepal et al. (2019), Knowledge, attitudes and practices relating to antibiotic use among community members of the Rupandehi District in Nepal, BMC Public Health (2019) 19:1558 doi: https://doi.org/10.1186/s12889-019-7924-5
8. Global Antibiotic Resistance Parnership (GARP) – Vietnam National Working Group (2010), Situation Analysis on Antibiotic Use and Resistance in Vietnam 2010, view as: https://cddep.org/wp-content/uploads/2017/06/vn_report_web_1_8.pdf