TỈ LỆ NHIỄM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM TOXOCARA CANIS TRÊN BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 - 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis (T.canis) và các yếu tố liên quan đến nhiễm T.canis trên bệnh nhân mày đay mạn tính đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng (ELISA). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 107 bệnh nhân mày đay mạn tính đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có huyết thanh chẩn đoán (HTCĐ) dương tính với T.canis là 23,4%. Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 36,76 ± 11,39 tuổi. Thời gian mắc mày đay trung bình không khác biệt giữa nhóm bệnh nhân dương tính (10,72 ± 12,8 tháng) và âm tính (12,67 ± 19,57 tháng) với T.canis (p = 0,75). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở nhóm bệnh nhân có huyết thanh dương tính với T.canis là mệt mỏi, sụt cân, đau bụng và nhức đầu. Lượng bạch cầu ái toan trung bình và nồng độ IgE huyết thanh toàn phần trung bình ở nhóm T.canis dương tính (0,21 ± 0,22.109/L và 595,4 ± 958,6 IU/ml) không khác biệt với nhóm T.canis âm tính (0,22 ± 0,18.109/L và 261,8 ± 436,9 IU/ml) (p > 0,05). Nhóm T.canis dương tính và âm tính có các yếu tố nuôi chó là 60% và 32,9%, tiếp xúc với đất 40% và 19,5%, tẩy giun định kỳ 12% và 40,2%, ăn rau sống 100% và 78% (p < 0,05). Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân có huyết thanh dương tính với T.canis là 23,4% ở các bệnh nhân mày đay mạn tính đến khám. Không có sự khác biệt về các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mày đay có HTCĐ dương tính hay âm tính với T.canis.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bạch cầu ái toan, triệu chứng lâm sàng, ELISA, yếu tố nguy cơ, huyết thanh chẩn đoán (HTCĐ), nồng độ IgE huyết thanh toàn phần, Toxocara canis (T.canis).
Tài liệu tham khảo
2. Trương Trung Hiếu. Nghiên cứu tình hình nhiễm Toxocara canis trên bệnh nhân nổi mày đay tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Cần Thơ năm 2014-2015. Luận văn tốt nghiệp Y khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 2015.
3. Burak-Selek Mehmet, Baylan Orhan, Kutlu Ali, Özyurt Mustafa Iranian. Toxocara canis IgG seropositivity in patients with chronic urticaria. Journal of Allergy, Asthma, Immunology. 2015; 450-456.
4. De Martinis M, Sirufo MM, Suppa M, Di Silvestre D, Ginaldi L. Sex and Gender Aspects for Patient Stratification in Allergy Prevention and Treatment. International Journal of Molecular Sciences. 2020; 21(4):1535.
5. Nguyen Thi Ngoc Phuong, Truong Tan Trung, Pham Hong Ha, et al. Prevalence of Toxocara spp. infection: Investigate from the Thong Nhat Dong Nai general hospital from 2019 - 2020. American journal of sciences and engineering research. 2021.
6. Lê Đình Vĩnh Phúc. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng thiabendazole trên người mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo tại trung tâm Medic Thành phố Hồ Chí Minh (2017 – 2019). Luận án Tiến sĩ, Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. 2021.
7. Nguyễn Thị Thanh Quân, Nguyễn Thị Hải Yến, Phạm Quốc Khánh. Nghiên cứu tình hình nhiễm và yếu tố liên quan đến nhiễm Toxocara canis, Strongyloides stercoralis, Echinococcus ở bệnh nhân nổi mày đay tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần và da liễu tỉnh Hậu Giang năm 2019-2020. Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 2020, số 32.
8. Stear M, Preston S, Piedrafita D, Donskow-Łysoniewska K. The Immune Response to Nematode Infection. International Journal of Molecular Sciences. 2023 Jan 23;24(3): 2283.