MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MẮC UNG THƯ ĐIỀU TRỊ Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nguyễn Thị Hoa Huyền1,, Trần Thị Thanh Thuỷ2, Trần Thị Nhạn2, Hồ Hoàng Thu Phương2, Bùi Khánh Linh1,3, Nguyễn Thị Thúy Hồng4, Nguyễn Thị Hà5, Đỗ Thu Quyên3
1 Trường Đại học VinUni
2 Bệnh viện Vinmec Times City
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện K
5 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Mô tả tình trạng căng thẳng và (2) xác định một số yếu tố tương quan đến tình trạng căng thẳng của phụ nữ mắc ung thư đang điều trị ở một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 214 phụ nữ ung thư đang điều trị tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2022. Sử dụng bộ câu hỏi perceived stress scale (PSS) để đánh giá tình trạng căng thẳng của người bệnh. Kết quả: Điểm trung bình về tình trạng căng thẳng của phụ nữ mắc ung thư là 14.37 với độ lệch chuẩn là 5.16. Các yếu tố về trình độ học vấn và việc làm có mối liên quan với tình trạng căng thẳng ở phụ nữ mắc ung thư, với p < 0.05. Kết luận: Phụ nữ mắc ung thư tham gia trong nghiên cứu có mức độ căng thẳng trung bình cao hơn so với dân số nói chung. Một số yếu tố như trình độ học vấn, việc làm có mối tương quan tới trạng thái căng thẳng ở người bệnh. Các chương trình can thiệp hỗ trợ nhằm giảm nguy cơ căng thẳng cho phụ nữ mắc ung thư là hoàn toàn cần thiết. Các chương trình này nên quan tâm hơn đến nhóm phụ nữ có trình độ học vấn tốt nghiệp  trung học cơ sở và lao động chân tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Teo, I., et al., The relationship between symptom prevalence, body image, and quality of life in Asian gynecologic cancer patients. Psycho‐oncology, 2018. 27(1): p. 69-74.
2. Salama, M., A. Anazodo, and T. Woodruff, Preserving fertility in female patients with hematological malignancies: a multidisciplinary oncofertility approach. Annals of Oncology, 2019. 30(11): p. 1760-1775
3. Tính, N.T. and L.T.T. Hiền, Kết quả sống thêm và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ung thư vú có bộ ba âm tính được điều trị bổ trợ phác đồ 4AC-4 TAXANE. TNU Journal of Science and Technology, 2019. 197(04): p. 183-190.
4. N., Ironson, G., & Siegel, S. D. (2005). Stress and health: psychological, behavioral, and biological determinants. Annual review of clinical psychology, 1, 607–628.
5. Roy, K., Riba, M.B. (2020). Cancer in Women and Mental Health. In: Chandra, P., Herrman, H., Fisher, J., Riecher-Rössler, A. (eds) Mental Health and Illness of Women. Mental Health and Illness Worldwide. Springer, Singapore. https:// doi.org/ 10.1007/978-981-10-2369-9_19
6. Cohen S, Kessler RC, Gordon LU. Measuring stress: A guide for health and social scientists. Oxford; New York: 1995.
7. Alagizy, H.A., Soltan, M.R., Soliman, S.S. et al. Anxiety, depression and perceived stress among breast cancer patients: single institute experience. Middle East Curr Psychiatry 27, 29 (2020).
8. Soria-Reyes, L. M., Cerezo, M. V., Alarcón, R., & Blanca, M. J. (2023). Psychometric properties of the perceived stress scale (pss-10) with breast cancer patients. Stress and health : journal of the International Society for the Investigation of Stress, 39(1), 115–124. https:// doi.org/ 10.1002/ smi.3170