PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH TÍN HIỆU CỦA MỘT SỐ PHẢN ỨNG CÓ HẠI ĐÁNG CHÚ Ý LIÊN QUAN ĐẾN LINEZOLID, VANCOMYCIN, COLISTIN VÀ CARBAPENEM TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÁO CÁO ADR TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Lý1, Lê Hiếu2, Cao Thị Thu Huyền3,, Trần Ngân Hà3, Nguyễn Hoàng Anh 3, Vũ Đình Hoà3, Nguyễn Hoàng Anh3
1 Bệnh viện Thể Thao Việt Nam
2 Bộ Y tế
3 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích sự hình thành tín hiệu của các phản ứng có hại đáng chú ý liên quan đến một số kháng sinh cần ưu tiên quản lý bao gồm linezolid, vancomycin, colistin và nhóm carbapenem từ Cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả thông qua hồi cứu dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại Trung tâm DI&ADR Quốc gia giai đoạn 2017 - 2021. Kết quả: Trong giai đoạn 2017 - 2021, Cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện đã ghi nhận được 2740 báo cáo ADR liên quan đến linezolid, vancomycin, colistin và nhóm carbapenem. Trong đó, nghiên cứu đã chọn lọc được 429 báo cáo có ADR đáng lưu ý (tương ứng với 436 cặp kháng sinh - ADR đáng lưu ý). Kết quả phân tích trong cả giai đoạn cho thấy có sự hình thành tín hiệu giảm tiểu cầu liên quan đến linezolid (ROR=627,92 [493,59 - 798,81]), giảm bạch cầu liên quan đến vancomycin (ROR=6,26 [5,07 - 7,72]), tổn thương thận cấp liên quan đến colistin (ROR=440,92 [288,05 - 674,93]) và vancomycin (ROR=4,61 [3,40 - 6,24]) và rối loạn thần kinh - tâm thần liên quan đến imipenem (ROR=19,27 [13,0 - 28,57]) và ertapenem (ROR=38,04 [16,25 - 89,07]). Kết luận: Thông qua việc phân tích sự hình thành tín hiệu an toàn thuốc từ dữ liệu Cảnh giác Dược đã ghi nhận nguy cơ gặp các ADR đáng chú ý của một số kháng sinh quan trọng cần ưu tiên quản lý tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Đây là tiền đề thúc đẩy triển khai các hoạt động giám sát biến cố bất lợi liên quan đến kháng sinh trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện", ban hành kèm theo Quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020.
2. Nguyễn Hoàng Anh, Dương Văn Quang và cộng sự (2020), "Phân tích tình hình tiêu thụ kháng sinh tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2013 - 2019 bằng hệ thống phân loại AWaRe", Tạp chí Y dược học, 2, tr. 15-19.
3. Hsia Y., Lee B. R., et al. (2019), "Use of the WHO Access, Watch, and Reserve classification to define patterns of hospital antibiotic use (AWaRe): an analysis of paediatric survey data from 56 countries", Lancet Glob Health, 7(7), pp. e861-e871.
4. Bộ Y tế (2021), "Hướng dẫn Quốc gia về Cảnh giác Dược", ban hành kèm theo Quyết định số 122/QĐ-BYT ngày 11 tháng 01 năm 2021.
5. Tisdale J. E. (2010), Drug-induced diseases: prevention, detection, and management, ASHP.
6. MedDRA (2018), "Introductory guide for standardised MedDRA quries (SMQs) version 21.1".
7. Bellomo R., Ronco C., Kellum J.A., et al. (2004), "Acute renal failure - definition, outcome measures, animal models, fluid therapy and information technology needs: the Second International Consensus Conference of the Acute Dialysis Quality Initiative (ADQI) Group", Crit Care, 8(4), pp. R204-12.
8. National Institutes of Health-National Cancer Institute (2017), "Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE) version 5.0".
9. Trần Lê Vương Đại và cộng sự (2021), "Tầm soát biến cố giảm tiểu cầu liên quan đến linezolid thông qua kết quả xét nghiệm huyết học tại Bệnh viện Bạch Mai ", Tạp chí Y Dược học, 38, tr. 5-10.
10. Asai Y., Yamamoto T., et al. (2021), "Evaluation of the Expression Profile of Antibiotic-Induced Thrombocytopenia Using the Japanese Adverse Drug Event Report Database", Int J Toxicol, 40(6), pp. 542-550.