KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GLUCOCORTICOID TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC BUÔN MA THUỘT NĂM 2022

Nguyễn Tố Uyên 1, Đỗ Văn Mãi 2, Doãn Phương Linh 3, Đoàn Thanh Trúc 4,
1 Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
2 Đại học Nam Cần Thơ
3 Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
4 Đại học Tây Đô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng glucocorticoid (GC) và tương tác thuốc có glucocorticoid trong đơn thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả được thực hiện trên các dữ liệu trong đơn thuốc tại phòng khám ngoại trú, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột từ 1/11 đến 1/12/2022.  Có 1690 đơn thuốc có chỉ định GC được chọn vào nghiên cứu. Kết quả: Các bệnh được chỉ định GC: Bệnh đường hô hấp trên (45,15% Có 12 loại hoạt chất GC được kê, trong đó nhiều nhất là methylprednisolon (43,60%), tiếp đến là prednisone (15,86%), budesonide (14,30%). Đường dùng GC: Đường uống (59,46%), xịt (21,72%), hít (0,22%), thoa/ bôi ngoài da (8,49%), nhỏ mắt – tra mắt (9,9%), đường tiêm (0,21%). Dạng bào chế GC: Viên nén (59,46%), hỗn dịch (21,71%), dung dịch (10,16%), kem/ cream (8,27%), bột (0,21%), mỡ/oil (0,16%). GC được sử dụng nhiều nhất ở chuyên khoa tai mũi họng (37,75%), và ít nhất ở khoa ngoại (7,28%). Có 89,94% đơn thuốc có 1 GC và 10,06% đơn thuốc có 2 GC.  Nhóm thuốc ức chế bơm proton H+ được sử dụng nhiều nhất để phòng ngừa nguy cơ loét dạ dày (62,31%). Có 3 cặp tương tác thuốc với GC toàn thân xuất hiện ở 2 cơ sở dữ liệu với 202 lượt tương tác thuốc, trong 129 lượt tương tác thuốc GC toàn thân và NSAIDs có 129 đơn thuốc có dùng kèm thuốc bảo vệ dạ dày và 10 đơn thuốc không dùng kèm thuốc bảo vệ dạ dày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thế Khánh, Trần Thị Bích Ngân và cs (2021). “Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám Bệnh viện quân y 103 năm 2019”. Tạp chí Y – Dược học quân sự, 4(2021), tr 21 – 31.
2. Nguyễn Trí Quang, Dương Xuân Chữ, Nguyễn Phục Hưng (2020). “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc corticoid tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020”. Tạp chí Y học Việt Nam tập 503, tháng 6, số 2, năm 2021.
3. Bùi Đức Thành (2014). “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc corticoids tại Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Giàng, Hải Dương”. Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I. Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Gupta R., Malhotra P. (2018). “Prescribing pattern of corticosteroids among the dermatology inpatients in tertiary care teaching hospital of north India a – a retrospective, observational study”. Pharmacy and Pharmacology, 8(2), 158 – 162.
5. Makbul Hussain Chowdhury, K. Shravya, et al. (2019). “Evaluation of corticosteroid utilization pattern in the various departments of a Tertiary care teaching Hospital, Khammam”. Saudi Journal of Medical and Pharmaceutical Sience. Dec., 2019; 5(12):1094-1101
6. Mulchand Shende, Bhupesh Ghutke, et al. (2019). “Assessment of drug utilization pattern of steroids in a district general hospital in Amravati region”. Research Results in Pharmacology 5(2): 57 – 64.
7. Yohannes Tseyie Wondmkun, Abekeregn Gorems Ayele (2019). “Assessment of Prescription pattern of systemic steroidal drugs in the outpatient deparment of Menelik II Referral Hospital, Addis Ababa, Ethiopia, 2019”. Patient preferen and adherence 2021:15 9-14.