MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG SỨC KHỎE CỦA BỆNH NHÂN COVID-19 KÉO DÀI TẠI PHÒNG KHÁM HÔ HẤP-BỆNH VIỆN TÂM ANH

Nguyễn Văn Ngân 1,, Phan Thu Phương 1, Ngô Quý Châu 2, Chu Thị Hạnh 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: COVID-19 kéo dài là thuật ngữ thường được dùng để mô tả những trường hợp mắc COVID-19 có các triệu chứng dai dẳng1. COVID-19 kéo dài ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Việc xác định các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống sức khỏe bệnh nhân COVID-19 kéo dài có vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sức khỏe của bệnh nhân COVID-19 kéo dài. Đối tượng và phương pháp: Đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi SF-36 và mô tả cắt ngang một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của 172 bệnh nhân COVID-19 kéo dài tại phòng khám hô hấp - Bệnh viện Tâm Anh từ 2/2022 đến 10/2022. Kết quả: Điểm CLCS, SKTC, SKTT trung bình nhóm có bệnh đồng mắc thấp hơn nhóm không có bệnh đồng mắc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (T - Test). Có sự tương quan nghịch mức độ trung bình giữa điểm SF 36 và số triệu chứng COVID-19 kéo dài (r = – 0,334, p < 0,05). Khoảng cách test đi bộ 6 phút có tương quan đồng biến yếu với chức năng thể lực (r = 0,132; p < 0,05) và hoạt động thể lực (r = 0,120; p < 0,05).Thể tích khí thở ra trong giây đầu tiên (FEV1) có tương quan đồng biến yếu với chức năng thể lực (r = 0,126; p < 0,05) và hoạt động thể lực (r = 0,114; p < 0,05). Dung tích sống gắng sức (FVC) có tương quan đồng biến yếu với hoạt động thể lực (r = 0,120; p < 0,05) và hoạt động xã hội (r = 0,168; p < 0,05), hoạt động sức khỏe chung (r = 0,074; p < 0,05). Kết luận: CLCS kém hơn ở nhóm bệnh nhân COVID-19 kéo dài có bệnh đồng mắc. Số triệu chứng COVID-19 kéo tương quan trung bình với CLCS. Khoảng cách test đi bộ 6 phút, thể tích khí thở ra trong giây đầu tiên (FEV1) tương quan yếu với chức năng thể lực và hoạt động thể lực. Dung tích sống gắng sức (FVC) có tương quan yếu với hoạt động thể lực và hoạt động xã hội, hoạt động sức khỏe chung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wu Z, McGoogan JM. Characteristics of and Important Lessons From the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Outbreak in China: Summary of a Report of 72 314 Cases From the Chinese Center for Disease Control and Prevention. Jama. 2020;323(13):1239-1242.
2. National Institute for Health and Care Excellence: Clinical Guidelines. In: COVID-19 rapid guideline: managing the long-term effects of COVID-19. London: National Institute for Health and Care Excellence (NICE) Copyright © NICE 2020.; 2020.
3. Taquet M, Dercon Q. Incidence, co-occurrence, and evolution of long-COVID features: A 6-month retrospective cohort study of 273,618 survivors of COVID-19. 2021;18(9):e1003773.
4. Hastie CE, Lowe DJ, McAuley A, et al. Outcomes among confirmed cases and a matched comparison group in the Long-COVID in Scotland study. Nature Communications. 2022;13(1):5663.
5. Chen KY, Li T, Gong FH, Zhang JS, Li XK. Predictors of Health-Related Quality of Life and Influencing Factors for COVID-19 Patients, a Follow-Up at One Month. Frontiers in psychiatry. 2020;11:668.
6. Raman B, Cassar MP, Tunnicliffe EM, et al. Medium-term effects of SARS-CoV-2 infection on multiple vital organs, exercise capacity, cognition, quality of life and mental health, post-hospital discharge. EClinicalMedicine. 2021;31:100683.
7. Rass V, Ianosi B-A, Zamarian L, et al. Factors associated with impaired quality of life three months after being diagnosed with COVID-19. Quality of Life Research. 2022;31(5):1401-1414.
8. Zhou F, Tao M, Shang L, et al. Assessment of Sequelae of COVID-19 Nearly 1 Year After Diagnosis. Frontiers in medicine. 2021;8:717194.