ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ DƯỚI 60 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Xuân Hòa 1, Lương Thị Hương Loan 1,, Nguyễn Thị Hiền 1
1 Đại học Y Dược, Đại Học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hoá dưới 60 tuổi tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 7/2022 đến tháng 4/2023 trên tổng số 155 đối tượng là phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hoá dưới 60 tuổi. Kết quả: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 56,1±4,4 (tuổi), tuổi có kinh là 16,7±0,9 (tuổi), tuổi mãn kinh 49,0±3,1 (tuổi). Số năm mãn kinh của là 7,1±4,0 (năm); độ tuổi từ 50-60 tuổi chiếm 87,1%. Phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hoá có tiền sử chủ yếu là tăng huyết áp chiếm 83,9%, tiếp theo đó là rối loạn lipid máu 58,1% và đái tháo đường 48,4%. Chỉ số khối trung bình là 23,7±3,4 kg/m2; Vòng bụng 85,9±8,2 (cm); Vòng mông 92,3±7,6 (cm); tỷ lệ BMI ≥ 23 kg/m2 chiếm chủ yếu (54,8%). Tỷ lệ Vòng bụng/vòng mông ≥0,85 chiếm đa số 96,8%. Huyết áp tâm thu 163,7±20,3 (mmHg); Huyết áp tâm trương 89,7±8,6 (mmHg). Tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp tâm thu ≥130 (mmHg) là 100%; tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp tâm trương ≥85 (mmHg) chiếm đa số 71,0%. Kết luận: Tuổi mãn kinh của PNMK có HCCH là 56,1±4,4 (tuổi), tất cả các PNMK trong nghiên cứu đều có tăng HATT, chỉ số khối của cơ thể đa số là thừa cân 54,8%. Tỷ lệ VB/VM >0,85 là chủ yếu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. V. s. k. b. m.-t. e.-B. Y. tế, F. Pharmaceuticals, Ed. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hà Nội, 2018, pp. 202-204.
2. S. Li, L. Rosenberg, L. A. Wise, D. A. Boggs, M. LaValley, and J. R. Palmer, "Age at natural menopause in relation to all-cause and cause-specific mortality in a follow-up study of US black women," (in E), Maturitas, vol. 75, no. 3, pp. 246-52, Jul 2013.
3. J. Imke, H. P. Lynda, C. Sybil, L. Bill, and K. Sutton-Tyrrell, "Menopause and the Metabolic Syndrome The Study of Women’s Health Across the Nation," (in E), American Medical Association, vol. 168, no. 14, pp. 1568-1575, 2008.
4. Nguyễn Minh Phương and Lê Thị Kim Định, "Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh và yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ 2020," (in V), Tạp chí Y học Việt Nam, vol. 499, no. 1 và 2, pp. 132-136, 2021.
5. K. Seong-Hee and K. Hyun-Sook, "Menopause-Associated Lipid Metabolic Disorders and Foods Beneficial for Postmenopausal Women," (in E), Nutrients, vol. 12, no. 1, Jan 13 2020.
6. L. T. H. Loan, N. T. Hiền, L. T. T. Hoài, T. T. Hoàng, and N. T. Quyên, "Xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay ở phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa bằng siêu âm 2D," (in vi), TNU Journal of Science Technology, vol. 228, no. 01, pp. 31-36, 2023.
7. S. Ziaei and H. Mohseni, "Correlation between Hormonal Statuses and Metabolic Syndrome in Postmenopausal Women," (in eng), J Family Reprod Health, vol. 7, no. 2, pp. 63-6, Jun 2013.
8. R. Nandhini, B. Nath, H. S. Gaikwad, M. Sharma, and S. Meena, "Metabolic Syndrome and Its Components: A Cross-Sectional Analysis of Its Distribution among Pre- and Post-Menopausal Women from Northern India," (in eng), J Midlife Health, vol. 13, no. 4, pp. 310-316, Oct-Dec 2022.
9. K. Harraqui et al., "Frequency of Metabolic Syndrome and Study of Anthropometric, Clinical and Biological Characteristics in Peri- and Postmenopausal Women in the City of Ksar El Kebir (Northern Morocco)," (in eng), Int J Environ Res Public Health, vol. 19, no. 10, May 17 2022.